Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 103 ngày sinh của nhà thơ Công giáo Hàn Mặc Tử và cũng để tham dự lễ phát thưởng
Viết Văn Đường Trường do Ban Văn Hóa Tòa Giám Mục Quy Nhơn tổ chức lần IV từ 18-9-đến 20-9-2015.
Đáp lời mời gọi, cộng đoàn Đồng Xanh Thơ Saigon đã hiện diện tại Nhà thờ Chánh Tòa Giáo Phận Quy Nhơn vào lúc 10 giở 30 ngày 18-9-2015 với 11 thành viên do chủ nhiệm HQ. hướng dẫn đã được cha TTT và quý Ban tổ chức tiếp đón ân cần cũng như tham dự đầy đủ các thánh lễ tạ ơn và sinh hoạt giao lưu, hành hương với các đơn vị đến tham dự từ khắp các Giáo tỉnh Bắc Trung Nam và địa phương sở tại, đặc biệt có sự hiện diện của nhà thơ Lê Đình Bảng cùng đến Quy Nhơn trong chuyến hành hương này.
Sau đây là một số hình ảnh đã được ghi nhận và phần cuối xin mời xem bài bút ký của thân hữu Nhà văn và Nhà thơ Khải Triều ghi nhận :
CA VUI- HÁT VÈ HÀNH HƯƠNG
* * * * * * *
Saigon cho tới Quy Nhơn
Đồng Xanh thi hữu êm đềm bên nhau
Thiếu 5 chuyển bánh đoàn tầu
Mười chín giờ tối chúc nhau an bình
Đệ huynh đan kết đăng trình\
Đức Mẹ phù hộ,Thánh Linh bảo toàn
Đoàn con đã đến Quy Nhơn
Tạ ơn Đức Nữ Trinh Vưong giữ gìn
Quý cha đón tiếp thân tình
Bốn phương hạnh ngộ tâm linh kết đoàn,
Hồi chuông "chính ngọ" ngân vang
Bữa cơm thanh đạm rộn ràng, mến yêu !
Hiệp dâng thánh lễ ban chiều
Tạ ơn Thiên Chúa cao siêu nhiệm mầu
Cộng đoàn ý hiệp tâm đầu
* * *
Phụng vụ Thánh Thể hiến dâng
Nhận Mình Máu Chúa của ăn linh hồn
Đồng Xanh liên kết hỷ hoan xum vầy
Cao Nguyên góp mặt hăng say
Tham gia văn nghệ tiếp tay cộng đoàn
Cựu tân hò hẹn chứa chan
Gần xa hội tụ Quy Nhơn
Lâm Đồng Đà Lạt dâng tràn ý thơ
Saigon thi hữu đợi chờ
Một ngày xum họp trang thơ vẫy vùng
Nao nao khát vọng trùng phùng
Đệ huynh thắm thiết tưng bừng hân hoan
Nhà thờ Tháp Nhọn nhìn sang
Chuyến tầu cập bến Quy Nhơn báo còi Cha con hớn hở khôn nguôi
Mặt mừng tay bắt tuyệt vời Đồng Xanh
Nhà thơ Công giáo đệ huynh
Gân xa sinh hoạt thắm tình mến yêu
Tầu bò "cà xịch cà tàng" -
Tầu bay vi vút nhẹ nhàng "đì-lây"
Sinh hoạt họp mặt tại Gp. Quy Nhơn với các nhà thơ
Công giáo nhân kỷ
niệm 103 năm sinh nhật
Cố thi sĩ Hàn Mặc Tử do Gp. Quy Nhơn
tổ chức từ
18 -19 - 20 -/9 -/ 2015
Buổi hành hương được bắt đầu triển khai
Trước khi lên đường cha TTT. kiểm điểm lại số thành viên
Tuy " đì lây" vẫn kịp ngày
Anh em đông đủ vào ngày Hội Thơ
Dâng lên thánh lễ đơn sơ
Với cả nguyện ước mong chờ bấy lâu
Khấn xin Chúa nhận lời cầu
Cho Đồng Xanh mãi thắm mầu Tin yêu
Một lòng kính Chúa cao siêu
Thơ ,văn đượm nét mỹ miều ý Cha
Anh em đông đủ vào ngày Hội Thơ
Dâng lên thánh lễ đơn sơ
Với cả nguyện ước mong chờ bấy lâu
Khấn xin Chúa nhận lời cầu
Cho Đồng Xanh mãi thắm mầu Tin yêu
Một lòng kính Chúa cao siêu
Thơ ,văn đượm nét mỹ miều ý Cha
Lắng nghe Lời Chúa khắc sâu trí lòng
(Thy Hoa)
Cộng đoàn Thi nhân Văn hữu Công giáo hành hương và viếng mộ thi sĩ
Hàn Mặc Tử tại ngọn đồi Ghềnh Ráng với những tâm tình trìu mến và cảm
phục, sau khi cộng đoàn dâng lời kinh nguyện , nhà thơ Dzuy-Sơn-Tuyền đã
nghiêm nghị đọc bài thơ do chính tác giả vừa cảm tác :
Tôi đến thăm anh nắng đầu Thu
Quy Hòa Ghềnh Ráng lấp lánh thơ
Mừng Anh sinh nhận Hàn Mặc Tử
Sóng vẫn vỗ về, Gió vẫn ru
Tôi biết giờ đây trên Thiên Đàng
Anh chẳn con " run" trước Long Nhan,
Mà luôn chúc tụng lời Thơ Thánh
Bên Chúa, bên Mẹ phúc bình an.
* * * * * * * * *
Dzuysontuyen
* * * * * * * * *
Dzuysontuyen
Chiều tối là Thánh lễ tạ ơn trước khi sinh hoạt giao lưu
và phát thưởng giải Viết Văn Đường Trường lần IV
MC giới thiệu chương trình sinh hoạt giao lưu
Cha Trăng Thập Tư khai mạc buổi phát thưởng
Nhà thơ Lê Đình Bảng phát biểu cảm tưởng
Đức Cha Quy Nhơn đúc kết
Lên tầu lửa về Saigon sáng 20-9-2015
HỌP MẶT MỘT SỐ TÁC GIẢ CÔNG GIÁO
TẠI QUI NHƠN
Khải Triều
(Bút ký)
Vào tuần lễ đầu của tháng 8-2015 vừa qua, tôi nhận được Thư
mời của Linh mục Võ Tá Khánh, tức Trăng Thập Tự, Trưởng Ban Văn hóa và Giáo dục
Giáo phận Qui Nhơn, ra Qui Nhơn dự cuộc họp mặt và giao lưu các tác giả Công
giáo. Đây là cuộc gặp gỡ những cây bút văn thơ Công giáo lần thứ IV, những lần
trước cũng tổ chức tại đây.
Trong Thư mời, chúng tôi đọc thấy Giáo phận Qui Nhơn đang
chuẩn bị cho một Năm thánh sẽ diễn ra
vào năm 2018, mừng 400 năm Tin mừng đến với Giáo phận này. Một trong những công
việc chuẩn bị có ý nghĩa nhất, sâu sắc và cũng phức tạp nhất, có lẽ là lãnh vực
văn thơ Công giáo Việt Nam. Làm thế nào để Công giáo Việt Nam có một nền văn
học xứng tầm với những đóng góp về văn hóa từ thuở ban đầu của Giáo hội.Vì vậy,
Ban Văn hóa và Giáo dục của Giáo phận Qui Nhơn đã tổ chức từ năm 2010, 2 cuộc
thi thơ, 3 cuộc thi truyện ngắn với tên gọi Giải Viết Văn Đường Trường, dành
cho các tác giả từ 40 tuổi trở xuống, và quy tụ các tác giả thơ Công giáo trong bộ sưu tập Có Một Vườn Thơ
Đạo. Đã có 4 tập mang tên này và sắp ra tập thứ 5.
Linh mục Võ Tá Khánh (Trăng Thập Tự) cho rằng “Cuộc họp mặt
tuy âm thầm nhưng mang theo những ước vọng lớn cho tương lai văn học Công giáo
Việt Nam. Cho tới nay, văn học Công giáo Việt Nam chưa thực sự khởi sắc, cách
riêng trong lãnh vực truyện ngắn và truyện dài, một phần cũng vì chúng ta không
có cơ hội giao lưu gặp gỡ, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm với nhau,
tìm nguồn động viên tinh thần. Sau cuộc gặp gỡ nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh
Hàn Mạc Tử (21-22/9/2012) và dịp trao giải Viết Văn Đường Trường lần I (21-22/9/2013)
và lần II (21-22/9/2014). Đây sẽ là cuộc gặp gỡ những cây bút văn thơ Công giáo
lần thứ IV.”
Từ lúc nhận được Thư mời cho tới ngày lên đường ra Qui Nhơn,
tôi có nhiều thời giờ để chuẩn bị tinh thần cho chuyến đi đầu tiên này, theo
chương trình đính kèm với Thư mời, là đến những nơi, như nhà Hàn Mạc Tử ở trước
kia, nhà tưởng niệm ông ở Qui Hòa và phần mộ của thi sĩ ở Ghềnh Ráng; tham quan
khu Nước Mặn, nơi in dấu chân đầu tiên của những linh mục thừa sai nước ngoài,
nơi phát xuất Chữ Quốc Ngữ. Rồi còn Gò Thị, có Tòa Giám mục Đàng Trong và Dòng
Mến Thánh Giá được thiết lập từ lâu v.v…
Để có bạn đồng hành, tôi liên lạc với họa sĩ Nguyễn Văn Quế,
anh cũng làm thơ, ký tên Hương Quê. Đồng thời anh cũng là Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ
Đồng Xanh Thơ Sài-Gòn, có một số nhà thơ Công giáo tham gia. Qui Nhơn cũng có
Câu Lạc Bộ Đồng Xanh Thơ, cả hai câu lạc bộ này đều khởi nguồn từ trang “Mạng lưới
Dũng Lạc” do Linh mục Trần Cao Tường (1946-2011) sáng lập. Đấy là lý do tôi
liên lạc với anh Hương Quê, vì anh và các bạn anh trong Câu lạc bộ đều đã ra
Qui Nhơn rồi, nên đường đi, lối cũ anh đã quen.
Những năm trước, việc họp mặt và trao giải Viết Văn Đường
Trường, được tổ chức đúng vào sinh nhật Hàn Mạc Tử, 22 tháng 9. Năm nay, theo
cha Trăng Thập Tự, có chút khó khăn nên
việc họp mặt và trao giải cũng như đi hành hương được tổ chức trước ba ngày, từ
18-19/9/2015. Theo chương trình, các tham dự viên sẽ có mặt tại Chủng viện Qui
Nhơn, 116 Trần Hưng Đạo, lúc 13giờ ngày 18-9.
Đoàn Sài-Gòn ra Qui Nhơn chia làm hai, một đi máy bay và một
đi xe lửa. Tôi đi xe lửa với mấy hội viên Đồng Xanh Thơ Sài-Gòn, do Hương Quê
hướng dẫn. Xe chuyển bánh tại Ga Sài-Gòn, lúc 18g55 phút ngày 17-9, sau một hồi
còi quen thuộc. Tiếng còi tàu cất lên trong chiều sân ga vắng, tôi chợt nhớ đến
một bài thơ của ai đó (xin lỗi) mà tôi rất nhớ mỗi khi nghe tiếng còi tàu dù
lúc đó tôi đang ở một sân ga nào đó những năm về trước, đặc biệt những sân ga
mà tôi từng có mặt, xa Sài-Gòn, như ga Dầu Giây, ga Sông Dinh, ga Mường Mán
v.v…
Bài thơ có những câu như thế này:
Những ngày nghỉ học tôi hay tới
Đón chiếc tàu đi đến những ga
Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt
Lòng buồn đau xót nỗi chia xa.
Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vương vấn trong hơi máy
Mấy chiếc toa đầy nặng chở đau
…
Đã lâu rồi, tôi không thấy có ai tiễn biệt nhau tại sân ga
với chiếc khăn tay đưa lên cao…Nay đã hết những con tàu dĩ vãng ấy ! Hay đúng
hơn là đã hết những hình ảnh người ta đưa tiễn nhau tại sân ga. Đẹp làm sao,
lãng mạn làm sao, thời nhân văn xa vắng !
Chuyến tàu chúng tôi đi hôm ấy, ra tới ga Qui Nhơn lúc 10g10
phút ngày hôm sau, 18-9, trễ đến 100
phút theo hành trình thường lệ. Chúng tôi bước ra ngoài sân ga, gọi chiếc taxi
7 chỗ ngồi tới Nhà thờ nhọn rồi qua bên Chủng viên, cạnh đó. Tại đây, chúng tôi
nhận được những nụ cười, những chào hỏi thân thuộc của những người “trong nhà”.
Sau đó, những người “trong nhà” hướng dẫn chúng tôi lên lầu nhận phòng nghỉ,
tôi thấy có một số tác giả đã có mặt, họ tới trước chúng tôi. Nhưng, một số hội
viên Đồng Xanh Thơ Sài-Gòn đi máy bay thì lại đến trễ. Nhà thơ Mạc Tường đến
bên giường trao tặng tôi tập thơ của anh : Lạy Trời Mưa Xuống, in năm 2003. Tôi
cũng tặng lại anh tuyển tập thơ của tôi : Người Ôm Mặt Khóc (1963-2013).
Theo chương trình, chúng tôi sẽ được đón tiếp tại Chủng viện
Qui Nhơn vào lúc 13g. Nhưng hầu hết đã có mặt vào buổi sáng. Cho nên, cha Trăng
Thập Tự đã làm ngay việc giới thiệu từng tác giả tại bàn ăn, thay vì buổi
chiều. Bữa cơm trưa này cũng là ngoài chương trình. Tôi vừa trải qua một chuyến
tàu kéo dài hơn 15 giờ đồng hồ, lại không chợp mắt được, nên khá mệt mỏi. Cho
nên, sau bữa ăn trưa, nhận mũ kỷ niệm có thêu mấy chữ Giải Viết Văn Đường
Trường lần III 2015 và dây đeo cổ mang tên mình, tôi trở lên phòng nằm nghỉ. Đang
trong trạng thái chưa hẳn là ngủ và cũng không hẳn là thức, thì một người anh
em ở Sài-Gòn vừa tới, ghé vào tai, khẽ gọi tên tôi, cùng lúc ấy có nhiều tiếng
chào mừng mấy người ở Sài-Gòn đi máy bay tới. Chỉ mấy phút sau đó, tôi nghe có
những lời nói chuyện từ chỗ này, chỗ kia ở trong phòng nghỉ. Những gì tai tôi
ghi nhận được, tôi đoán có khoảng 3 nhóm, mỗi nhóm có vài người. Đó là những
trao đổi đầu tiên giữa những người vừa gặp nhau. Tôi cũng hơi có cảm giác tiếc
mình không thể là một trong những người có mặt một trong ba nhóm ấy. Đúng hơn
tôi tiếc mình không thể là người thể hiện sự thân thiện ngay ở những giờ khắc
đầu tiên của cuộc họp mặt, trong khi đây là lần đầu tiên tôi tham dự.
Sau giờ nghỉ trưa, chúng tôi bắt đầu chương trình của ngày
thứ nhất lúc 15g, là lên nhà nguyện chủng viện tham dự thánh lễ. Đến 16g30, tới
hội trường chủng viện sinh hoạt giao lưu; 17g15 : thảo luận chia sẻ theo tổ. Số
tác giả tham dự cuộc họp mặt và trao giải Viết Văn Đường Trường năm nay, có
khoảng 60 người đến từ 12 giáo phận trong cả nước, có nghĩa cả ba Giáo tỉnh là
Hà Nội, Huế và Sài-Gòn đều có tác giả. Đặc biệt, có một tác giả rất trẻ, người
Bahnar, 16 tuổi, đang học lớp 10. Ở phần thảo luận tổ, chúng tôi chia sẻ với
nhau về những sinh hoạt văn thơ Công giáo tại giáo phận mình và giáo phận chung
quanh. Điều thứ hai là cần làm gì để vận động các thành phần Dân Chúa ý thức
tầm quan trọng của tiếng Việt trong sứ mạng loan báo Lời Chúa và quan tâm hơn
tới việc phát huy văn thơ Công giáo. Thứ ba, cần làm gì để gia tăng sự liên kết
làm việc chung giữa những người quan tâm tới văn thơ Công giáo, ngay với những
người trong phạm vi Giáo phận mình và phạm vi những Giáo phận gần nhau. Thứ tư,
cần làm gì để tìm kiếm và đào tạo tài năng văn thơ trẻ. Cuối cùng, trong việc
dùng tiếng Việt để loan báo Tin mừng hiện nay, có những biểu hiện nào đáng
buồn, những tín hiệu nào đáng vui và phải làm gì để được khả quan hơn ?
Trong năm câu hỏi thảo luận của ban tổ chức cuộc họp mặt lần
này, câu thứ nhất là khách quan và vô tư hơn cả, vì có gì thì nói thế. Chẳng
hạn như ở giáo phận Xuân Lộc, có tủ sách Đời Dâng Hiến do chính Đức Giám mục
chủ nhà thành lập từ năm 2009, nhân dịp
ngài cho ra đời tác phẩm Một Đời Dâng Hiến, với mục đích khuyến khích, phát
triển văn hóa nghệ thuật Công giáo tại giáo phận Xuân Lộc. Từ ngày thành lập
đến nay, tủ sách đã có 10 tác phẩm được phát hành, gồm có truyện của Song
Nguyễn, bút danh của giám mục chủ nhà và các truyện đoạt giải Văn hóa Nghệ
thuật, ngoài ra còn có một tuyển tập thơ mang tên Vườn Thơ. Năm 2010, Đức cha
chủ nhà giáo phận Xuân Lộc còn thành lập giải Văn hóa Nghệ thuật Đất Mới và
trao giải lần đầu tiên vào ngày 11/11/2011, nhân ngày ngài được tấn phong Giám
mục. Giải Văn hóa nghệ thuật Đất Mới gồm có 4 bộ môn : Truyện, Thơ, Ca khúc,
Kịch. Còn tại giáo phận Sài-Gòn, Ban Mê Thuột, Kontum v.v…các vị mục tử cũng đều
quan tâm đến việc dùng văn, thơ để tải đạo và sẵn sàng hỗ trợ cho những sinh
hoạt thơ văn, kể cả việc in ấn tác phẩm nhằm truyền bá những tác phẩm này được
rộng rãi hơn. Đối với một số tác giả vắng mặt, chúng tôi được đọc những ý kiến
của họ xung quanh mấy gợi ý của ban tổ chức trên đây. Những ý kiến này được in
vào 20 trang giấy, phát cho mỗi tham dự viên.Tôi gặp ở những trang giấy những tác giả không về dự
được, một vài tác giả cao niên. Có vị ở Sài-Gòn đến 96 tuổi; nhà thơ nữ ở Hải
Phòng 73 tuổi; một nhà thơ nữ tu 87 tuổi ở Sài-Gòn; một vị ở Xuân Lộc 71 tuổi.
Còn thì tuổi 50, 68, 59, 47, 46, 40. Đặc biệt có mấy nhà thơ tu sĩ sống đời tận
hiến tại các nhà Dòng nữ như Mến Thánh Giá Thủ Đức, nữ Đa Minh Tam Hiệp, nữ tu
Dòng Mân Côi (đang du học tại Pháp). Nói chung, những tác giả có câu trả lời
gửi về ban tổ chức, đều trăn trở và gắn bó mật thiết với văn chương Công giáo
của mình. Một vấn đề hầu như các tác giả có chung một ý tưởng là cần có một tổ
chức, từ giáo xứ lên giáo phận, có những sinh hoạt giao lưu định kỳ, những tập
san nội bộ, những trang web và những học hỏi, cầu nguyện, nghiên cứu đi sâu vào
việc yêu mến giáo hội, kinh thánh và sống chiêm niệm cuộc đời của Chúa Giêsu.
Để được công nhận là những cây bút Công giáo thực thụ, cần có ba điều này.
Còn về mặt dùng tiếng Việt để loan báo Tin mừng hiện nay, có
tác giả đã nêu ra một vài việc đáng buồn, như: “Người ta quá lạm dụng vào các
ứng dụng của công nghệ photoshop, chỉnh sửa lồng ghép thái quá các hình ảnh về
Chúa. Cũng xuất hiện đâu đó các trang web không chính thống, đã có các bài viết
lệch lạc và thậm chí đi ngược với Lời Chúa và đường hướng của Giáo hội. Chưa kể
đến cách dùng từ cẩu thả trên các trang mạng facebook, được mang danh người tín
hữu.” (Vũ Toàn Năng, nhà thơ 47 tuổi, Ban Mê Thuột) Trước đó, nhà thơ này cũng
đã nói đến một số nơi, có những tín hiệu
đáng mừng trong việc dùng tiếng Việt để loan báo Tin mừng. Chẳng hạn “các bài
viết chia sẻ có chất lượng, phản ảnh kịp thời các sự kiện của các giáo hội địa
phương, những áng văn thơ như kể chuyện về Thiên Chúa đã kịp thời đến tay mọi
người thông qua các tập san chia sẻ vá các website.” Cũng liên quan đến hai
việc buồn vui này, nhà thơ Nguyễn Thanh Sang, 59 tuổi, Ban Mê Thuột viết:
“Nhiều tác giả không coi trọng việc viết sai lỗi chính tả, sai văn phong Việt
ngữ nhiều ở các tác phẩm dịch thuật, soạn tác, sáng tác về đức tin Công giáo, kể
cả việc bất kính với Danh xưng chỉ về Chúa.
Ví dụ: Viết chữ “Chúa, Cha” hay “Ta” lại không viết hoa mà
viết thường, “chúa, cha, ta” ngay trong bản kinh (bản Kinh Thương Xót có phép
Imprimatur của ĐGM Phú Cường ngày 26-11-2003).”
Ghi lại đây những điều này là nhằm nói đến việc tổ chức và
tâm huyết của các vị trong ban Tổ chức thuộc giáo phận Qui Nhơn, đồng thời
chúng tôi thấy được cả tấm lòng của các vị này đối với lãnh vực văn học Công
giáo Việt Nam. Không một ai bằng lòng với văn học Công giáo Việt Nam hiện tại,
mặc dù gia tài của Đạo hết sức lộng lẫy bao gồm toàn bộ các lãnh vực của đời
sống nhân sinh. Cho đến nay, chưa có mấy ai đi vào, và viết lên những tác phẩm
văn chương có giá trị, cả văn và thơ, một số người chỉ lởn vởn bên ngoài. Họ
chưa chạm vào được vẻ huy hoàng và muôn mầu sắc của gia tài này. Phải chăng họ
bị run rẩy vì bị choáng ngợp ngay khi họ chớm
nở ý nghĩ thực hiện ?
Có một điều cũng nên ghi lại đây, ấy là các chủ chăn trong
Giáo hội Việt Nam hôm nay, đều nhận ra có những khó khăn đối với các tác giả
Công giáo. Họ chưa được thanh thản thực sự trong sáng tác thơ văn cho dù là
viết về các vấn đề tôn giáo, bởi vì chính bản thân các giáo hội cũng có những
khó khăn đối với xã hội.
Sau 45 phút thảo luận, chúng tôi xuống nhà cơm, quây quần
bên bữa ăn agape, gặp gỡ những người mình chưa bao giờ gặp. Một không khí rất
cởi mở và thân thiện giữa những người cầm bút từ hơn 10 giáo phận trên cả ba
giáo tỉnh gặp gỡ, chuyện trò, hỏi han về quê quán và cuộc sống hàng ngày. Tôi
cũng có những trao đổi với một tác giả đến từ giáo phận Vinh. Chúng tôi gặp
nhau ở nhiều điểm của giáo phận này, chẳng những bây giờ, mà từ trong lịch sử
trăm năm. Những phút nghỉ ngơi sau bữa ăn agape không được bao lâu, thì chúng
tôi lại lên hội trường chủng viện để nghe đúc kết thảo luận và 19g30 nghe
thuyết trình về buổi đầu Chữ Quốc ngữ tại Qui Nhơn. Cuối cùng là xem video Dấu
chân Hàn Mạc Tử. Những gì trong video ghi lại, cuộc hành hương ngày hôm sau,
19.9, chúng tôi sẽ đến tại chỗ, thấy tận
mắt. Nhưng, lúc này đã tới giờ (21g) chúng tôi phải trả lại không gian yên tĩnh
cho chủng viện. Tôi không thể nói được cái cảm giác của tôi lúc này. Một hình
ảnh từ trong tiềm thức tôi trỗi dậy, xa xưa đến 65 năm. Đó là TCV Hoàng Nguyên,
Hà Nội. Nơi đây là những “gia đình”, người trong “gia đình” này là những chủng
sinh cùng lớp. Mỗi “gia đình” mang tên
một vị thánh. Như “gia đình” An-Rê, “gia đình” Lê Bảo Tịnh v.v…Tôi thuộc “gia
đình” Lê Bảo Tịnh.
Tôi đang ở chủng viện Qui Nhơn mà lại nhớ chủng viện Hoàng
Nguyên, Hà Nội, mặc dù bây giờ là hoang phế !
Hành Hương Nước Mặn, Gò Thị, Tiểu Chủng
Viện Làng Sông, Qui Hòa và Ghềnh Ráng
Ngày thứ hai tại Qui Nhơn, 19-9-2015, chúng tôi thức dậy lúc
5g, đến 5g45 cầu nguyện đầu ngày tại nhà nguyện chủng viện. Sau điểm tâm vào
lúc 6g15, nhà thơ Hương Quê và tôi mở ra một chiếu cà phê, ngay tại giường, có
cả ít bánh ngọt mang từ nhà đi, rồi vài người nữa đã đến cùng uống và chia sẻ
với nhau những giây phút họp mặt ngắn ngủi, trước khi chúng tôi lên đường hành
hương một vài điểm truyền giáo như Nước Mặn, Gò Thị, nhà thương Quy Hòa nơi Hàn
Mạc Tử nằm điều trị và mất tại đây. Nơi đây còn có nhà lưu niệm Hàn Mạc Tử
(phía trong). Nghe nói, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tác giả bài hát Hàn Mạc Tử để
đời, đã xây một nhà lưu niệm mới Hàn Mạc Tử phía ngoài, song chúng tôi không có
đủ giờ tới đó. Vì còn phải tới Ghềnh Ráng, nơi có phần mộ Hàn Mạc Tử. Hiện nay,
Ghềnh Ráng là một trung tâm du lịch, nằm trên một ngọn đồi, không cao lắm, bên
dưới đèo là một thung lũng, có những ngôi nhà vuông mái đỏ hình tứ giác, khá hấp
dẫn.
Lúc chúng tôi đã xuống sân, chuẩn bị lên đường, tôi nghe từ
tháp chuông nhà thờ nhọn cạnh đó phát ra một đoạn bài hát Ave Maria, rồi mới đổ
7 tiếng. Còn 15 phút nữa, xe chuyển bánh đưa chúng tôi đi hành hương. Tôi nhìn
lên tháp chuông nhà thờ nhọn. Tháp có hai phần. Phần dưới hình tứ giác, mỗi
phía có gắn đồng hồ. Phía trên là hình bát giác, nhỏ hơn và cao vút. Mái nhà
thờ có hai tầng, lợp ngói đỏ. Vừa lúc đó, cha Trăng Thập Tự bước ra sân, ngài
mời chúng tôi đứng vào hàng theo tổ để điểm danh. Sau đó mọi người lên xe. Ngồi
bên tôi là nhà thơ Mạc Tường, quê Quảng Vân, Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định,
nhưng anh sống và làm việc tại Qui Nhơn; hai nữa anh là nhà thơ, cộng tác tích
cực với cha Trăng Thập Tự trong các giải Viết Văn Đường Trường và các lần họp
mặt các tác giả thơ văn Công giáo tại Qui Nhơn từ mấy năm nay, mà tôi lại là
“lính mới” đối với Qui Nhơn và những nơi hành hương chúng tôi đang đi đến, nên
tôi có thể hỏi anh tất cả các địa danh xe đi qua. Tuy nhiên, có nơi tôi chưa
kịp hỏi thì anh đã dùng loa cầm tay để
nói, mọi người trên xe cũng biết được.
Chúng tôi đang đi dọc theo sông Hà Thanh, rồi trước mặt là
một cây cầu, bắc qua biển. Đó là cầu Nhơn Hội, còn gọi là cầu Thị Nại. Anh Mạc
Tường nói tài xế dừng xe để ai muốn xuống ghi vài tấm hình kỷ niệm về cái cầu
dài nhất Việt Nam này thì xuống. Lúc trở lên xe, tôi hỏi: ngoài này không cấm
xe dừng lại trên cầu sao? Cũng không thấy có cảnh sát giao thông? Anh Mạc Tường
nói là cũng cấm chứ, nhưng cầu này hình như dành nhiều cho du lịch, nên hạn chế
các loại xe tải chở nặng. Qui Nhơn cũng chưa phát triển nhiều về công nghiệp,
nên rất ít thấy các ông ấy.
Đoàn hành hương dừng chân khá lâu ở khu vực Nước Mặn, vì nơi
đây được coi là cái nôi của Chữ Quốc Ngữ. Thời Đức cha Nguyễn Soạn là Giám mục
chính tòa Giáo phận Qui Nhơn, ngày 15-7-2011, ngài đã cho xây dựng một biểu
tượng về sự phát triển của Chữ Quốc Ngữ, qua hình ảnh một cái cây nhiều ngành,
như văn hóa, tôn giáo, chính trị, kinh tế, khoa học v.v…như chúng ta thấy hiện
nay. Dưới thân cây này, khắc một tấm bia, ghi những hàng chữ:
ĐỂ MUÔN ĐỜI GHI NHỚ
Tại nơi đây Nước Mặn
HỌP MẶT MỘT SỐ TÁC GIẢ CÔNG GIÁO TẠI QUI NHƠN
Khải Triều
(Bút ký)
\- Ba linh mục Dòng Tên : Francesco Buzomi, người Ý, Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha, Cristoforo Borri, người Ý và tu huynh Antonio Dias, người Bồ Đào Nha, đã đến lập cơ sở truyền giáo đầu tiên vào tháng 7 năm 1618, do lời mời của quan Trần Đức Hòa, Khám lý phủ Qui Nhơn.
- Đức Giám mục Phêrô Lambert de la Motte, Đại diện Tông tòa tiên khởi Giáo phận Đàng Trong, tiền thân của Giáo phận Qui Nhơn, đã đến vào tháng 10 năm 1671. Đầu năm 1672, khi trở lại, Ngài bổ nhiệm một linh mục Việt Nam đầu tiên như là quản xứ; đó là cha Giuse Trang, quê Quảng Ngãi, vị linh mục Việt Nam tiên khởi, do Ngài truyền chức vào ngày 31 tháng 3 năm 1668 tại Juthia, Thái Lan. Cũng chính Ngài lập Dòng Mến Thánh Giá ở Đàng Trong, tại An Chỉ, Quảng Ngãi, vào cuối năm 1671.
Qui Nhơn, ngày 15 tháng 7 năm 2011
Phêrô Nguyễn
Soạn
Giám mục Giáo phận Qui Nhơn
Ghi chú:Hơn 80 nhà khoa học
từ các trường đại học, viện ngôn ngữ học, viện sử học trong và ngoài nước đã tham
dự hội thảo khoa học với chủ đề “Chữ quốc ngữ: Sự hình thành, phát triển và
những đóng góp vào văn hóa Việt Nam” diễn ra sáng 3-10 tại TP. Tuy Hòa, Phú
Yên…Phú Yên được chọn làm nơi tổ chức hội thảo lần này, bởi nơi đây, tại nhà
thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ Công giáo lâu đời nhất tại Việt Nam, còn
lưu giữ cuốn sách bằng Chữ quốc ngữ đầu tiên Phép giảng tám ngày của Linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651
tại Roma, Ý.
Một số tham luận của các nhà khoa học và giới nghiên cứu trình bày tại
hội thảo cũng đã đề cập đến địa danh Nước Mặn (thuộc huyện Tuy Phước, Bình
Định), là nơi phôi thai Chữ quốc ngữ? Bởi tài liệu in đầu tiên có sử dụng một
số Chữ quốc ngữ hiện nay đã xuất hiện trong sách Tường trình về khu truyền
giáo Đàng Trong xuất bản năm 1631 của
Linh mục Christophoro Borri. Ông Borri làm việc một thời gian dài tại Nước Mặn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang phát biểu tại hội thảo: “Việc Linh
mục Borri sử dụng một số Chữ quốc ngữ trong các tác phẩm của ông cũng như một
số Linh mục khác cùng thời sử dụng Chữ quốc ngữ trong các báo cáo viết tay,
điều đó chứng minh rằng ngay từ năm 1618-1620 đã có một khởi đầu hình thành Chữ
quốc ngữ ở Nước Mặn.” (Báo Tuổi Trẻ số 269/2015 (8094), ngày 5-10-2015,
tr.15)
Rời Nước Mặn, chúng tôi trở lại Gò Thị, nơi đặt Tòa Giám mục Đàng Trong và có Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn. Từ đây có con đường dẫn chúng tôi vào khu mộ của thánh tử đạo Anrê Nguyễn Kim Thông, và thân tộc của ngài. Thánh Anrê Thông là bổn mạng của những giáo dân phục vụ nhà thờ. Đứng trước phần mộ của ngài,chúng tôi thinh lặng vài phút tưởng niệm thánh nhân, rồi đi bộ ra ngoài, lên xe tới Làng Sông.
Chiếc xe chở chúng tôi còn ở ngoài cổng, thì từ phía trong,
các nữ tu Dòng Nữ tì Chúa Giêsu Tình thương, đang đi ra đón chúng tôi. Xe lăn
nhẹ bánh vào trong và tất cả chúng tôi dừng lại giữa sân, trước mặt là nhà
nguyện Tiểu chủng viện xưa kia. Vừa lúc đó, mẹ bề trên nhà dòng cùng các nữ tu
cũng ra tới, hai bên cúi đầu chào nhau, cả ánh mắt và nụ cười như thể rất gần
gũi và thân tình đã lâu. Một số chị còn rất trẻ, mang theo những chai nước lạnh
và khăn lạnh, đi tới từng người đang đứng, trao tận tay cho từng người chúng
tôi. Chị bề trên giới thiệu với chúng tôi về cộng đoàn tu trì của chị, còn cha
Trăng Thập Tự thì giới thiệu chúng tôi
là các tác giả thơ văn Công giáo, về Qui Nhơn họp mặt nhân ngày trao giải Viết
Văn Đường Trường lần thứ III. Chúng tôi đang đứng giữa hai hàng cây sao hơn 100
năm, có cây to cả mấy người ôm. Sau những giây phút chào hỏi và giới thiệu
nhau, một số người đi tham quan nhà dòng, còn tôi thì vào nhà nguyện, quỳ xuống
ghế. Vừa lúc đó, một nữ tu bước tới chỗ tôi quỳ, mở quạt máy bên cạnh cho tôi;
những người khác cũng vậy. Tôi thấy thật cảm động.
Nhà nguyện Tiểu chủng viện Làng Sông nay thuộc thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận,
huyện Tuy Phước, Bình Định, xây dựng bằng gỗ quý, lòng nhà nguyện có 8 hàng cột
tròn, từ trên xuống, mỗi hàng có 4 cột theo hang ngang, mầu gụ, các dẫy ghế cũng
vậy, đã trải qua hơn trăm năm, thế mà tưởng như mới. Có lẽ vì có các nữ tì của
Chúa Giêsu tình thương, có hơi thở và sự sống, sự sống của văn hóa và các dấu
tích của tận hiến, vẫn còn hơi ấm lưu truyền từ đó đến nay. Bởi vì đây là đất
của Nhân văn, đất của Con Người. Nó là cái cây văn
hóa đã đi vào lịch sử, tháp nhập vào lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc
Việt.
Một vài tài liệu trên Internet tôi
đọc, cho biết:
Chủng Viện Làng Sông được xây dựng từ năm 1864 (có sai biệt
một vài năm so với các tài liệu khác). Trải qua bao biến cố thời gian và thời
tiết khí hậu của vùng quê Bình Định nhiều lũ lụt, nhưng Công trình kiến trúc cổ
kính này vẫn nguyên vẹn cây cối, khuôn viên, những dãy nhà rêu phong trầm mặc,
những đường nét kiến trúc Gothic duyên dáng, những dãy hành lang dài uy nghiêm
với nét chạm khắc trên tường, trên cửa…
Chủng Viện cũng là nơi đặt nhà in Làng Sông (Quy Nhơn) năm
xưa, trở thành một trong ba cơ sở in sách Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài
sách tiếng Latinh và tiếng Pháp, nhà in Làng Sông (Quy Nhơn) đã in một số lượng
lớn sách Quốc ngữ đa dạng về thể loại như: Giáo lý, kinh thánh, giáo dục ấu
học, trung học, truyện, tiểu thuyết, kịch, tạp chí, tuồng, lịch, sách
dịch…(Nguồn: Danviet.vn)
Trong một bài viết rất nhiều công phu, ông Nguyễn Thanh Quang cho rằng, nhà
in của giáo phận Đông Đàng Trong – nhà in Làng Sông có trước thời điểm năm
1872, bị hỏng năm 1885. Và có thể nhà in Làng Sông được xây dựng cùng thời với
nhà in của giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) và nhà in của địa phận Tây Đàng
Ngoài (Hà Nội). Như vậy có thể tin rằng, sự phát triển của chữ Quốc ngữ có phần
đóng góp của các nhà in này rất lớn. Ông cũng ghi nhận thêm, đáng chú ý, nhà in
Làng Sông đã in nhiều loại sách của các cây bút Quốc ngữ nổi tiếng ở Nam Bộ lúc
bấy giờ như: Chuyện đời xưa (tái bản lần thứ 2) của Trương Vĩnh Ký; Chuyện giải
buồn (2 tập) của Pierre Lục; 30 đầu sách của Lê Văn Đức (một trí thức nổi
tiếng, thế hệ sau Trương Vĩnh Ký) gồm nhiều thể loại hiện còn lưu giữ ở Thư
viện Quốc gia (Hà Nội): Tây hành lược Ký, Đi bắt ăn cướp (tuồng), Tìm của báu
(tiểu thuyết), Chúa Hài Nhi ở thành Nadarét (kịch), Du lịch Xiêm….(Baobinhdinh.com)
Sau những phút cầu nguyện và đi thăm nhà dòng, chúng tôi trở
vào phòng ăn. Một lần nữa, chúng tôi lại nhận được sự ân cần và trìu mến của
tất cả các nữ tu ở đây, từ chị Bề trên cũng như các chị khác. Trước khi chúng
tôi ngồi vào bàn ăn, chị Bề trên dẫn một số các chị khác bước vào phòng, đứng ở
cửa ra vào, mời cha Trăng Thập Tự, trưởng đoàn, cha Trần Ngà, tác giả tập Khám
phá một nguồn vui, từ cội nguồn Kinh thánh và tất cả chúng tôi dùng bữa cơm
thanh đạm. Ngồi xuống bàn ăn, chúng tôi nhận ra đây là “cây nhà lá vườn” do bàn
tay các chị làm ra, trừ hạt gạo và món cá.
Treo trên tường tại phòng ăn, tôi thấy có tờ Thời khóa biểu
học của các nữ tu. Tò mò xem các chị học cái gì? Tôi khá bất ngờ khi đọc đến
tiết viết văn của hai lớp: Khấn sinh 1 và Nhà tập 2, mỗi tuần các chị học hai
tiết viết văn. Ngoài ra, còn học các môn như: Nhân văn, Âm nhạc, Đàn, Tu đức,
Kinh thánh, Kitô học. Đấy là một chương trình học khá phong phú đối với các nữ
tu. Ngoài ra, các chị còn lao động trên các mảnh đất trong phạm vi nhà dòng, tự túc về mặt đời sống.
Sau cơm trưa, đoàn chia làm ba nhóm theo Giáo tỉnh: Hà Nội,
Huế, Sài-Gòn. Những tác giả từ Bắc Ninh và Vinh, mong có một cuộc họp mặt các
tác giả Công giáo của Giáo tỉnh Hà Nội, còn các tác giả của Giáo tỉnh Huế thì
sẽ lập một nhóm điện thư (email group) để trao đổi thông tin và tác phẩm. Chúng
tôi thuộc Giáo tỉnh Sài-Gòn, từ Cần Thơ, Đà Lạt, Xuân Lộc thì bàn về chương
trình tổ chức kỷ niệm giỗ Hàn Mạc Tử lần thứ 75 vào tháng 11 tới tại Sài-Gòn, dịp
này sẽ phát hành quyển 5 của bộ sưu tập “Có một vườn thơ đạo” và hai tác phẩm
về Hàn Mạc Tử của Trần Quang Chu biên soạn.
Trước giờ tạm biệt Tu viện Làng Sông, chúng tôi lại tập
trung tại sân nhà dòng như lúc đến. Chị bề trên nhà dòng và các nữ tu cũng đi
ra để chào tạm biệt chúng tôi. Tôi nghe có một lời chúc thật vui và dí dỏm,
phát ra từ trong đoàn, các chị tu được thì sẽ trở thành tông đồ tận hiến nhiệt
thành, tu xuất thì thành thi sĩ hay nhà văn Công giáo. Lại xuất hiện trên môi
nhiều nữ tu và cả chúng tôi nữa những nụ cười thanh thoát. Tôi chưa thấy có
cuộc chia tay nào giữa chủ và khách ở những nơi khác lại thân mật và trìu mến
đến như vậy.
Lúc chia tay nhà dòng, đã là 13g30. Chúng tôi lên xe đi bệnh
viện da liễu Trung ương Qui Hòa, thăm nhà lưu niệm Hàn Mạc Tử. Ở phòng lưu niệm
có cuốn sổ bìa dày để khách ghi lưu bút. Tôi ghi 4 câu thơ, làm từ năm 1976:
Trăng nay tôi nhớ Hàn Mạc Tử
Một kiếp thi nhân những ngậm
ngùi
Phận bạc nhưng hồn thơ chẳng bạc
Tin Yêu tha thiết hiến dâng đời.
Rời nhà lưu niệm Hàn Mạc Tử, chúng tôi thăm Tu viện Phan
sinh Thừa sai Đức Mẹ cũng
trong khu bệnh viện, nhưng nằm phía ngoài. Cha Trăng Thập Tự trao chị bề trên
Tu viện món quà của một người hảo tâm ở nước ngoài gửi về giúp bệnh nhân. Sau
đó đoàn đi Ghềnh Ráng thăm phần mộ Hàn Mạc Tử, thắp hương và cầu nguyện cho
người thi sĩ bạc mệnh. Một nhà thơ sống ở Qui Nhơn đọc bài tưởng niệm Hàn Mạc
Tử, gợi nhớ đến cuộc đời thương đau của thi sĩ và gia tài tinh thần ông để lại.
Bài tưởng niệm này làm tôi ngạc nhiên về lối hành văn của tác giả. Lời của ông
da diết, trực cảm và chân thành, rất mực tôn kính một bậc thi nhân tài ba nhưng
khổ hạnh.
Lúc này đã gần 16giờ, chúng tôi trở về, vào Tòa Giám mục
chào Đức cha Nguyễn Văn Khôi, chủ nhà và chúc mừng lễ thánh Matthêô Bổn mạng
ngài, theo lịch phụng vụ là ngày 21-9. Sau đó, Đức Giám mục cử hành thánh lễ,
có hai linh mục đồng tế, cầu nguyện cho các nhà văn, nhà thơ Công giáo còn sống
và đã qua đời. Trong bài giảng, Đức cha nói đến sứ mạng người cầm bút Công
giáo, ngài cũng không quên những khó khăn của họ.
Trong bữa ăn tối, Đức cha đã tới dùng bữa với đoàn. Ngồi
chung bàn với ngài, là mấy tác giả cao niên. Ngài giản dị trong cung cách, nhỏ
nhẹ trong ngôn từ. Nghe ngài nói, tôi
hiểu tâm tư của ngài về lãnh vực văn học Công giáo Việt Nam, đến nay vẫn rất
khiêm tốn. Ngài xác nhận vai trò quan trọng của ngôn ngữ văn chương Công giáo
Việt Nam trong thời buổi này, có sứ mạng lớn trong việc loan báo Tin mừng. Làm
thế nào để phát triển và khởi sắc. Đó là việc mỗi người cầm bút, viết văn, làm
thơ cần ý thức.
Sau bữa cơm này, tôi hiểu công việc cha Võ Tá Khánh, tức Trăng
Thập Tự, trong vị trí Trưởng ban Văn hóa và Giáo dục Giáo phận Qui Nhơn tiến
hành từ mấy năm nay, có lẽ không chỉ hướng đến kỷ niệm 400 năm Chữ quốc ngữ
khai sinh tại Nước Mặn, sẽ được tổ chức vào năm 2018, mà chắc chắn, đây sẽ là
công việc lâu dài không chỉ trong phạm vi Giáo phận Qui Nhơn mà là của tất cả
các giáo phận (26 đơn vị) trong toàn quốc Việt Nam.
Nói đến đây tôi lại nhớ đến hai lần trong đời cầm bút của
tôi, năm 1974 và năm 2000, tôi đã tham dự vào những buổi họp để thành lập một
hội nhà văn Công giáo Việt Nam. Nhưng lần đầu, 1974, người khởi xướng việc này
là Linh mục Nicolas Huỳnh Văn Nghi, Chính xứ Tận Định, Sài-Gòn, sau là Giám mục
Giáo phận Phan Thiết. Vì thời cuộc nên việc phải dừng lại. Còn lần sau, hưởng
ứng lời kêu gọi của Đức TGM Francesco Marchisano, Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật
của Tòa thánh, từ tháng 10 năm 1999, đã gửi thư ngỏ, mời tất cả các văn nghệ sĩ
Công giáo trên toàn thế giới cùng đến Roma trong ngày 18-2-2000, là ngày kính
nhớ Chân phúc Họa sĩ Fra Angelico (1400-1455), Giáo hội chọn làm ngày dành cho
giới văn nghệ sĩ, thì chính TGM Phạm Minh Mẫn, TGP Sài-Gòn, tổ chức một cuộc
họp tại hội trường Nhà thờ Chính tòa Sài-Gòn, ngày 19-2-2000, có mặt một số văn
nghệ sĩ Công giáo sống tại Sài-Gòn. Nhưng ít lâu sau, một linh mục cũng có mặt
buổi đầu ấy nói rằng “sẽ không có một cuộc họp thứ hai nữa”, vì có phức tạp về
nhiều mặt, từ vị chủ chăn, một vài linh mục và giáo dân ngày ấy, cho đến xã hội
và bản thân những người cầm bút Công giáo đã trải qua một thời kỳ đầy những xáo
trộn và khó khăn của miền Nam. Họ có quá nhiều trăn trở và mâu thuẫn nhau. Cho
nên đã không có thêm một cuộc họp mặt nào khác.
Nhắc lại hai việc này, tôi chỉ muốn nói đến sự quan tâm của
các vị chủ chăn trong Giáo hội về sứ mạng loan báo Lời Chúa của những người cầm
bút hay cây cọ trong Giáo hội Công giáo Việt Nam hôm nay. Tiếng nói của các
ngài là khẩn thiết. Bởi vì, đạo đức đã mất ngôi trong xã hội, khởi đi từ trong
chính con người. Còn tôn giáo thì chính người có đạo cũng sống với trạng thái
hời hợt, chuộng hình thức. Kinh tế lên thì đạo đức xuống, phải chăng là một quy
luật!
Từ cung điện của giáo triều, Đức thánh Giáo Hoàng
Gioan-Phaolô II đã viết một thư gửi các nghệ sĩ vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh, 4
tháng 4 năm 1999. Ngài nhận định:
“Phải nhìn nhận rằng trong kỷ
nguyên hiện đại này, bên cạnh chủ nghĩa nhân bản của Kitô giáo đã không ngừng
sản sinh ra những tác phẩm văn hóa và nghệ thuật quan trọng, còn có một thứ chủ
nghĩa nhân bản khác đang dần dần khẳng định được vị trí của mình; chủ nghĩa này
có đặc điểm là không đề cập đến Thiên Chúa hay nhiều khi chống đối lại Thiên
Chúa. Tình hình này đôi khi đưa tới hiện tượng : chia rẽ thế giới văn hóa với
thế giới đức tin, ít là ở chỗ nhiều nhà nghệ sĩ hiện nay đã bớt quan tâm tới
các đề tài tôn giáo.” (Đoạn 10)
(Lm Phêrô Đ.X.T chuyển dịch)
Ở một đoạn khác trong thư gửi các nghệ sĩ, Đức thánh Giáo
Hoàng Gioan-Phaolô II viết:
“Với lá thư này, tôi xin hứa với
các anh chị em nghệ sĩ trên toàn thế giới là mình vẫn luôn luôn quý trọng và
sẵn sàng giúp đỡ, củng cố sự cộng tác tích cực hơn giữa nghệ thuật và Giáo Hội.
Tôi mời gọi anh chị em hãy khám phá lại
chiều sâu tâm linh và tôn giáo, vốn là nét điển hình của nghệ thuật từ xưa tới
nay dưới những hình thức cao quý nhất.
Nghĩ như thế, nên tôi kêu gọi anh chị em nghệ sĩ: nghệ sĩ của chữ viết và lời
nói, của sân khấu và âm nhạc của tạo hình và thông tin theo các kỹ thuật tiên
tiến nhất. Còn các nghệ sĩ Kitô giáo, tôi cũng xin có lời hiệu triệu đặc biệt
đối với các bạn: tôi muốn nhắc anh chị em nhớ rằng, ngoài những suy nghĩ nặng
tính chức năng trên đây, ta còn thấy có một sự
liên minh chặt chẽ và luôn luôn giữa Tin Mừng và nghệ thuật, nghĩa là các
bạn được mời sử dụng trực giác sáng tạo của mình để đi sâu vào mầu nhiệm Thiên
Chúa Nhập Thể và đồng thời, đi sâu vào mầu
nhiệm con người (Đoạn 14)
(Nguồn: Nhà
thờ Chính tòa GP. TP.Hồ Chí Minh)
Lễ Trao Giải Thưởng Viết Văn Đường
Trường Lần III-2015
Trở lại ngày họp mặt các tác giả Công giáo và trao giải Viết
Văn Đường Trường lần III-2015 tại Qui Nhơn, sau bữa cơm tối ngày thứ hai cũng
là ngày cuối, có Đức cha chủ nhà tham dự với tinh thần trao đổi và lắng nghe,
chúng tôi vào hội trường của chủng viện dự buổi trao giải này, dưới sự chủ tọa
của Đức cha Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Chính tòa Qui Nhơn.
Phần dưới đây, chúng
tôi mượn lời của Tâm An, gửi cho chúng tôi qua email ngày 22-9-2015, ghi lại
cuộc phát giải và bài phát biểu khai mạc của cha Trăng Thập Tự và huấn từ sau
cùng của Đức Giám mục chủ nhà.
Trong lời khai mạc, cha Trăng Thập Tự cho biết những cuộc
họp mặt hằng năm tại Qui Nhơn tiếp nối hai cuộc họp mặt tại Phan Thiết năm
2008-2009, hy vọng sẽ trở thành ngày họp mặt truyền thống của giới cầm bút Công
giáo, không chỉ tại Qui Nhơn mà khắp các giáo phận. Hướng về chân dung một
người, qua màn ảnh nhỏ, ngài mời mọi người thinh lặng tưởng niệm cha Anrê Dũng
Lạc Trần Cao Tường (1946-2011),
có công lớn trong việc phục vụ văn hóa của Giáo hội Việt
Nam, sáng lập “Mạng lưới Dũng Lạc”.
Cuộc thi năm nay có 21 giải thưởng. Tác giả đạt giải nhất là
Têrêxa Đinh Thị Thu Hằng (Sài-Gòn), giải nhì thuộc về tác giả Antôn Trần Văn
Dũng (Vinh), 5 tác giả đạt giải 3 thuộc các giáo phận Sài-Gòn, Bắc Ninh, Nha
Trang, Vinh và Qui Nhơn. Ngoài ra còn có 14 tác phẩm đạt giải triển vọng.
Trong huấn từ đúc kết lễ trao giải và cuộc họp mặt, Đức Giám
mục Qui Nhơn hướng đến viễn cảnh năm thánh 2018 mừng kỷ niệm 400 năm Tin Mừng
đến với giáo phận Qui Nhơn và nhu cầu đào tạo người cho công cuộc truyền giáo.
Hai giải văn thơ cho người lớn và thiếu niên nhi đồng được tổ chức liên tục
hằng năm với mục đích ấy và đã có những kết quả ban đầu đáng mừng, cần được
tiếp tục. Đức cha cám ơn các tác giả khắp nơi, cách riêng là những vị cao niên
giàu kinh nghiệm đã vì mối trăn trở cho mục vụ văn hóa mà vượt đường xa về họp
mặt. Qui Nhơn, quê hương tinh thần của Hàn Mạc Tử, luôn mở rộng cánh cửa. Ước
mong mỗi năm lại được đón chào các tác giả về họp mặt nhân kỷ niệm sinh nhật
của nhà thơ. (Hết dẫn)
Kết
Sau đó, tôi nhận thấy có những cuộc chia tay diễn ra giữa
một hai người với nhau, cũng như giữa những người của giáo phận này với những
người của giáo phận kia. Một khung cảnh thân tình và huynh đệ giữa những người
cầm bút Công giáo hôm nay.Tại phòng ngủ, một số người biết chúng tôi ngày hôm
sau sẽ về sớm, nên họ cũng đến bên giường nói chuyện và chào, trong lúc chúng
tôi thu xếp “hành trang”.Trước đó, tôi cũng đến chỗ cha Trăng Thập Tự và một
nhà thơ ở Qui Nhơn để chào tạm biệt. Vì sáng ngày hôm sau, mấy người chúng tôi
ở Sài-Gòn đi xe lửa ra đây, thì cũng đi xe lửa về vào lúc 4giờ sáng. Tàu không
dừng lại ga Qui Nhơn vào giờ này, nên chúng tôi phài đi taxi ra ga Diêu Trì, để
về .Vì thế, chúng tôi phải hẹn với taxi đến đón chúng tôi lúc 3giờ sáng. Rời
chủng viện Qui Nhơn vào giờ này cũng là một việc chẳng đặng đừng, vì cha Trăng
Thập Tự sẽ phải thức dậy sớm để mở cổng bên Tòa giám mục cho chúng tôi. Ngài
cũng đứng đợi taxi như chúng tôi. Thấy vậy, mấy lần tôi xin ngài về nghỉ, nhưng
Ngài bảo vì có những giây phút như thế này nên mới tâm sự với nhau được vài
câu, còn trong hai ngày vừa qua thì bận quá.
Về Sài-Gòn được mấy ngày thì hôm 22-9, tôi nhận được email của cha Trăng Thập
Tự gửi cho tôi kết quả Giải Viết Văn Đường Trường lần thứ III-2015. Trong đó có
bài của Tâm An tôi mượn ghi trên đây và bài thơ của Mạc Tường, có tựa đề Mùa
Gieo Hạt.Tôi mạn phép tác giả đưa vào bút ký này, như thêm mắm thêm muối và như
một lời kết thứ hai.
KHẢI TRIỀU
MÙA GIEO HẠT
* * * * * * * *
* * * * * * * *
Ngước mắt trông lên,
Chúa ơi! Muốn khóc
Tuổi sáu mươi mừng như
trẻ được quà
Tứ thơ chưa tròn, mai
lại chia xa
Những dòng lệ ngược
vào cay sống mũi
Mai em về Cần Thơ, về
phố núi
Chắc còn vương câu ví
dặm thành Vinh
Hay nặng lòng làn
quan họ Bắc Ninh
Một sớm một chiều,
chưa mưa đã thấm
Hà Nội mùa này thu về
thấm đẫm
Ngơ ngác, Qui Nhơn
chẳng thấy thu vàng
Chỉ thấy lòng người
chung một mùa sang
Mùa gieo hạt, ngát
thơm mùi mực mới
Từ Sài Gòn, anh âu lo
thăm hỏi
Nghe nói Qui Nhơn bão
sắp đổ về
Chỉ những con người
chung một tình quê
Chung một Chúa mới
thương nhau đến vậy
Huế, Nha Trang đường
chẳng xa là mấy
Đà Nẵng, Ban Mê rong
ruổi bụi mù
Tiếng ai cười nghe
rung lá mùa thu
Tập sách mới, ký tặng
người vừa gặp
Ôi! Lạy Chúa, có phải
người vừa thắp
Ngọn lửa yêu thương,
ngọn lửa từ nguồn
Trong tâm hồn nhỏ bé
mỗi chúng con
Kịp tỏa sáng, chờ
ngày mai lúa chín.
Mạc Tường
Chào mừng Phó Nháy Cánh đồng ta
Điều kiện sức khỏe khó vượt qua
* * * * * * * * * *
Chào mừng Phó Nháy Cánh đồng ta
Điều kiện sức khỏe khó vượt qua
Tuy là vắng bóng dịp truyền thống
Nhưng đã quan tâm đến kết hoa
Ghềnh Ráng năm xưa còn đậm dấu
Quy Hòa trại cũ chẳng phôi pha
Cộng đoàn tha thiết đang mong đợi
Phó Nháy ra tay tiếp việc nhà !
* * * * * * * * *
Gừng già
Mời cả nhà chia sẻ bài của Nhà Thơ Trẻ kiêm Phó Nháy
Lương Chuyên tuy là vắng mặt vì lý do sức khỏe, nhưng nay đã rất hăng hái và tiếp sức thi ca với cộng đoàn :
LỐI VỀ
Tiễn chân quý bạn lên đường
Về thăm trường cũ hành hương cội nguồn.
Lối về trường củ gọi Làng Sông
Chủng Viện ngày xưa ấm áp lòng
Eo gió Kỳ Sơn đầm Thị Nại
Địa Linh danh kiệt thuở cha ông
Hàng sao trăm tuổi âm thầm, ngóng
Như đợi ai về thỏa nhớ mong
Sáu chục năm qua ngày giã biệt
Ngày về tìm lại tuổi xuân hồng.
Đường xưa xóm cũ ngày thơ ấu
Lối nhỏ tung tăng buổi tưu trường
Bạn hữu bao người ngày tháng cũ
Ai còn ai mất hướng đi về
Cuộc đời tận hiến còn ai hỷ
Ngài gọi thì nhiều chọn mấy khi ?
Bền đỗ trung kiên đời thánh hiến
Bao người biền biệt đã ra đi
Cánh đồng truyền giáo mênh mông quá
Rực vàng lúa chín rũ ven sông
Nhìn mái trường xua lòng quặn thắt
Mơ ước ngày nao thợ gặt đông !
Nhà thơ Dzuy-Sơn-Tuyền đã nghiêm nghị trước mộ phần HMT. đọc bài thơ do chính tác giả vừa cảm tác :
Tôi đến thăm anh nắng đầu Thu
Quy Hòa Ghềnh Ráng lấp lánh thơ
Mừng Anh sinh nhận Hàn Mặc Tử
Sóng vẫn vỗ về, Gió vẫn ru
Tôi biết giờ đây trên Thiên Đàng
Anh chẳn con " run" trước Long Nhan,
Mà luôn chúc tụng lời Thơ Thánh
Bên Chúa, bên Mẹ phúc bình an.
* * * * * * * * * * * *
Vào đúng nhà mồ côi tôi ở năm xưa, 2 cổng gần đối diện nhau, bên kia là cổng vô nhà Thuốc của Nhà Dòng, bên này là Nhà Dục Anh nữ. Nhưng bây giờ khác lắm.
Bài viết của Anecahat KIM HOA được cha TTT. khen hay nhất
HÀNH TRÌNH DỰ
GIẢI VIẾT VĂN
ĐƯỜNG TRƯỜNG (I)
Đồng Xanh Thơ Sài Gòn có thói
quen đi đâu là gọi nhau ơi ới, chẳng … hề biết là BTC sắp xếp như thế nào???.
Năm trước đi nguyên một xe, có cả Cha Bảo Lộc đồng hành, rất tiếc là vừa vào năm
học nên KH không thể tháp tùng.
Năm nay bị thất nghiệp, nên
xung phong đi ngay khi bác Chủ Nhiệm Hương Quê nhận được thư mời.
Có lẽ ĐXT SG có duyên với Hàn
Mạc Tử nên dù không thành viên nào đoạt giải “Viết Văn Đường Trường” vì đã “quá
đát”, nhưng trong thư mời có ghi “Theo dấu chân Hàn Mạc Tử” thì có ngay chín
người khăn gói lên đường.
Tà tà bước đi … thì có năm
thành viên muốn qua đêm một lần trên Tàu hỏa.
Thế rồi dân tà tà đến trước,
ăn bữa cơm hộp ngoài chương trình, mà khá đông Văn Thi sĩ đã kéo về.
Ăn xong nhận bảng tên, nón,
phong bì, phòng ngủ … Nghỉ ngơi cho đến giờ khai mạc.
Thánh Lễ Khai Mạc tại Nhà
Nguyện Đại Chủng Viện. Xin Chúa chúc lành cho Giải VHĐT và Hành Trình theo Chân
Hàn Mạc Tử- Viếng thăm nơi phát sinh chữ Quốc Ngữ được thuận lợi và tiến triển tốt
đẹp.
Những câu Thảo Luận sau Thánh
Lễ khai mạc:
Câu chung: Những sự kiện đáng mừng cho
Văn Thơ Công Giáo tại Quý Giáo Phận (hoặc Hội Dòng) trong năm 2014 – 2015.
Những sự kiện ngoài địa bàn quý Giáo Phận (hoặc Hội Dòng).
Câu riêng:
Tổ 1 (câu 5) trong việc dùng Tiếng
Việt để loan báo Tin Mừng Hiện nay, có những biểu hiện nào đáng buồn, những tín
hiệu nào đáng vui? Phải làm gì để được khả quan hơn?
Tổ 2 (câu 2) chúng ta cần làm gì
để vận động các thánh phần dân Chúa ý thức tầm quan trọng của Tiếng Việt, trong
sứ mạng loan báo lời Chúa, và quan tâm hơn tới việc phát huy Văn Thơ Công Giáo?
Tổ 3 (câu 3) Chúng ta cần làm gì
để gia tăng sự liên kết làm việc chung, giữa những người quan tâm tới Văn Thơ
Công Giáo, trước hết là trong phạm vi Giáo Phận và phạm vi những GP gần nhau?
Tổ 4 (câu 4) Chúng ta cần làm gì
để tìm kiếm và đào tạo tài năng Văn Thơ trẻ cho GP mình?
Bốn tổ thảo luận sôi nổi, mình
được nhập Tổ 2, có mặt Bác Đình Bảng (cổ thụ Văn học VN). Thời gian tới hồi kết
thúc, mà cuộc thảo luận vẫn còn sôi nổi lắm … Đành phải … tan hàng rút ra ý
kiến chung.
Mọi người chia tay về phòng
ngủ cũng đã hơn chín giờ, chuẩn bị cho ngày mai, một hành trình dài “Theo dấu
chân Hàn Mạc Tử”.
Buổi sáng 6g Kinh sáng để
chuẩn bị lên đường, thì KH tranh thủ dậy sớm một tý đi Lễ nhà Thờ Nhọn (Nhà Thờ
Chánh Tòa). Gặp Sr Lành rất thân thương với gia đình mà không ghé vào nhà Sr
được.
Bao nhiêu năm rồi mới ghé lại nơi
đây?
(Nhớ những ngày Cậu Bảy Mừng
đi Cắm Phòng ở Quy Nhơn, Dì Mười Thôi cho KH từ Gò Thị ra ngồi nơi đây để chờ
Bế Mạc Cắm Phòng thì được gặp Cậu, với bao nhiêu người cũng ngồi chờ như mình…)
Nguyện cầu, ăn sáng xong, mọi
người tập trung để lên xe bắt đầu cuộc hành trình.
Tất cả hơn 50 người, nhưng
ngồi gọn trong một chuyến xe 50 chổ cho dể bề truyền thông, chia sẻ bên nhau ….
Xe đi qua cầu Thị Nại, được
phép Cha trưởng đoàn, (không phải CA giao thông) xe ngừng lại trên cầu ít phút
để chụp hình và ngắm cây cầu thật đẹp, dài nhất VN, (mà ít xử dụng), trong buổi
sáng sớm trong lành của vùng đất Quy Nhơn.
Thật là đẹp. quý vị cứ thử ở
Sài Gòn vài chục năm, cơ thể thiếu VitaminD vì thiếu ánh sáng mặt trời, thì các
vị sẽ thú vị biết bao khi đứng trước phong cảnh này. Cảnh vật đất nước mình đẹp
quá!
Xe đi dần về Gò Bồi, để viếng
Nhà Lưu Niệm của Nhà Thơ mà ai cũng biết:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ chẳng biết … (YÊU)
Xuân Diệu có rất nhiều vần thơ
tuyệt diệu:
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc vô
liêu
Và tình ái là sợ dây vấn vít
YÊU, là chết ở trong lòng
một ít . (YÊU)
Tôi chỉ là một cây kim bé
nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam
châm
Nếu hương đêm say dậy với
trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình
lơi lả ? (CẢM XÚC)
Trong hồn anh tình ái chẳng
lâu sao?
Anh không chắc chiu dành dụm
tý nào
Là đất xấu hạt gieo không
nẩy nở...
Nên anh mới luôn luôn nghèo
khổ
Giận hờn như anh chẳng được
em yêu
Mà thật ra em yêu dấu rất
nhiều
Ngẫm cho kỹ anh là người bạc
bẽo.
(ANH LÀ NGƯỜI BẠC BẼO)
Thời
học sinh trước 75, những ai yêu thơ, đều thuộc Thơ Xuân Diệu, có lẽ mình chưa
yêu... Thơ, nên chỉ lõm bõm một vài câu chí lý chí tình, để tỏ ra ... mình cũng
yêu Thơ lắm lắm ... hì hì hì...
HÀNH TRÌNH DỰ
GIẢI VIẾT VĂN (đoạn II)
Xe
đi ngang qua nhà Hàn Mạc Tử, nhà nho nhỏ..., cả đoàn chỉ đứng ngoài nhìn vào,
nghe nói còn người cháu gọi HMT là Cậu đang sống nơi đây.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (ĐÂY THÔN VỸ DẠ)
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (ĐÂY THÔN VỸ DẠ)
KH thích Hàn Mạc
Tử với những lời Thơ tình buồn da diết:
Ngày mai tôi bỏ làm Thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mõm đá trắng
Ngồi lên để thả cái hồn thơ. (EM LẤY CHỒNG)
Họ đã xa rồi khôn níu lại
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa
Người đi, một nữa hồn tôi mất
Một nữa hồn tôi bổng dại khờ (NHỮNG GIỌT LỆ)
Hôm nay có một nữa trăng thôi
Một nữa trăng ai cắn vỡ rồi…
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi (MỘT NỮA TRĂNG
Anh nằm ngoài sự thật
Em ngồi trong chiêm bao
Cách xa nhau biết mấy
Nhớ thương quá thì sao?(ANH ĐIÊN)
Từ ấy anh ra đi
Em gầy hơn vóc liễu
Em buồn như đám mây
Những đêm vẦng trăng thiếu (NHỚ NHUNG)
Đêm qua trăng vướng trên cành trúc
Cô láng giềng bên chết thiệt rồi
Trinh tiết vẫn còn nguyên vẹn mới,
Chưa hề âu yếm ở đầu môi (CÔ GÁI ĐỒNG TRINH)
Một mai kia ở bên khe nước ngọc
Với sao sương anh nằm chết như trăng
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm (DUYÊN KÝ NGỘ)
Nói về Hàn Mạc Tử thì không sao nói hết với tài năng khiêm
tốn của mình…. Chỉ biết bước theo dấu chân Hàn Mạc Tử, mà chiêm niệm… “Một thời
có Thi văn đạo đức và tài ba như thế!...”
Dừng dưới gốc đa cổ thụ “ĐỂ MUÔN ĐỜI GHI NHỚ: nghe nói về địa
danh xuất phát chữ Quốc Ngữ: Vùng Nước Mặn
Nắng
đã lên cao, xe hướng về Gò Thị. Lòng bồi hồi tưởng nhớ:
Đây! Ngã Ba này, có một
lần tôi đi lạc.
Ba Mẹ mất sớm, tôi phải theo Dì vào Gò Thị sống năm lên 8. Dì
tôi là Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá, quản lý “Nhà Dục Anh” nam, gởi tôi vào “Nhà
Dục Anh” nữ. Sống như những đứa trẻ mồ côi, tôi thật buồn… Sau một năm Dì cho
về thăm nhà, khi trở lại ngã ba vào Gò Thị, xe đò Gò Bồi cho xuống tại đây,
không hiểu sao tôi nghe sai bảo là chạy ngay, thay vì quẹo vào ngã ba này, tôi
lại cứ đường thẳng mà chạy, càng chạy càng thấy đường lạ quá, nhưng Dì bảo:
“Phải chạy nhanh, gọi mấy người nhà trai ra gánh đồ về”. Rồi tôi thấy xe đò lúc
nảy tôi đi, lại qua mặt tôi, lòng cứ nghĩ “sao Dì không ngồi lên xe đi mà phải
xuống xe hả???”. Đến chừng thấy cầu Gò Bồi chấn ngang, tôi mới hiểu mình đã lạc
đường.
Trở lại chổ cũ, tôi bị Dì tát cho mấy bạc tai, đau quá, lại
buồn vì mình không làm vui lòng người lớn, tôi khóc, Dì cho cái bánh ú tro dài
dài, tôi cầm ăn mà nuốt không vô, bà chị họ la “Ăn đi! Để gà nhảy lên ăn vậy
hả? Cô thấy Cô lại đánh cho nữa”.
Xe vào Gò Thị, những kỷ niệm xưa lại ùa về. Nhà thờ đẹp quá,
ngày đó nhà thờ cổ, nếu còn, chắc là “di tích cổ” cần phải lưu giữ. Sáng nào,
cũng dậy trước 4g để chuẩn bị đi lễ. Sợ nhất trời lạnh, lạnh quá phải trùm chăn
(mền ngủ) đi luôn, rồi để ngoài nhà thờ, tan lễ mang về.
Ngang qua Dòng Mến Thánh Giá. Tôi còn nhớ, tôi học trường Trong
Dòng, do Dì Josepphin dạy lớp Ba, và Dì Dominic Tạo dạy lớp nhì, rồi lý ra lên
lớp nhất Dì Jacqueline dạy, thì tôi lại ra học trường Ngoài (ngoài nhà Dòng) do
Dì Thành dạy. Dì Thành đã xuất Tu, đang ở Phan Rang, Dì nói Đức Cha Khôi là học
sinh cùng lớp với tôi. Nhưng tôi ngại… không dám hỏi, sợ “Thấy người sang bắt
quàng làm họ” (lúc đó gọi là trường Trong, trường Ngoài)
Vào đúng nhà mồ côi tôi ở năm xưa, 2 cổng gần đối diện nhau, bên kia là cổng vô nhà Thuốc của Nhà Dòng, bên này là Nhà Dục Anh nữ. Nhưng bây giờ khác lắm.
Ở đây là cái Nôi của Hội Thánh Đàng Trong, được xây dựng làm
nơi tưởng niệm Thánh Giám Mục Stêphanô…. Nơi này, ngày xưa chúng tôi ở là vườn
chuối, cây cối sum sê… chúng tôi không được bén mãng đến, và cũng là nhà trai
của Dục Anh nữ (nơi dành cho một số đàn ông trai tráng) để phụ việc chăn trâu
bò, cày bừa… làm việc nặng.
(Đất Nhà Mồ Côi gái năm xưa)
Tôi hỏi thăm các Dì, không ai còn biết nơi này ngày xưa có
một nhà mồ côi gái …. (Bên kia đường là nhà Thuốc, có một Dì phát thuốc người
da đen, chắc là người dân tộc? chúng tôi hay qua ăn cắp dừa (trái nho nhỏ bằng
đầu ngón tay), bị Dì bắt được, phạt hát một bài thật hay thì Dì tha, tôi hát
bài “Mẹ tôi, tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày” Dì chảy nước mắt, bảo tôi hát hay
và cho tôi về. lần sau qua hái không bị la nữa).
Rồi cả đoàn đi về Mộ Thánh Andre Năm Thuôn.
Con đường vào Mộ (trước nhà thờ),
ngày xưa là cầu tre. Lúc đó được tin trong ruộng có người bị sét đánh, chúng
tôi tò mò chạy xem, tôi nhỏ quá chạy chậm, qua gần hết cầu, lại sợ đủ điều… tôi
quay về. Sợ Bà Nhất la, sợ cầu gảy, qua rồi về không được, người người mỗi lúc
một đông đi nhích nhích trên cầu, về đến gần cầu thì cầu gảy thật, người người
rớt ùm xuống lạch, tôi gần bờ nên không bị gì, may mắn không bị ăn đòn….
Tôi có hai người bạn cùng lớp là chị
em ruột tên Tỉnh và Nguyện, cũng là con cháu của Thánh Andre Năm Thuôn ở đây,
không biết bây giờ họ ra sao???
Thế là ra khỏi vùng ký ức…, chúng tôi
đi về Làng Sông.
Tiếp theo V
HÀNH
TRÌNH DỰ GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG DÀI
Năm nay Có 21 tác giả đạt giải, gồm 1 giải
nhất, 1 giải nhì, 5 giải ba và 14 giải triển vọng
Cơ cấu giải thưởng
Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng.:
- một giải nhất: 20.000.000 $VN
- hai giải nhì, mỗi giải 12.000.000 $VN
- ba giải ba, mỗi giải 8.000.000 $VN
- 15 giải triển vọng, mỗi giải 3.000.000 $VN
Tuyển tập truyện ngắn riêng
Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng. Những tác giả chỉ dự lễ trao giải 21-9 mà không tham gia hành hương 22-9 chỉ được nhận 75% tiền giải thưởng, nhưng vẫn được hỗ trợ in tuyển tập riêng.
Mỗi năm, có 6 giải thưởng chính thức và 15 giải triển vọng.:
- một giải nhất: 20.000.000 $VN
- hai giải nhì, mỗi giải 12.000.000 $VN
- ba giải ba, mỗi giải 8.000.000 $VN
- 15 giải triển vọng, mỗi giải 3.000.000 $VN
Tuyển tập truyện ngắn riêng
Ngoài phần thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200 trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
Những tác giả không đến dự lễ trao giải sẽ chỉ được nhận 50% tiền giải thưởng và không được hỗ trợ in tuyển tập riêng. Những tác giả chỉ dự lễ trao giải 21-9 mà không tham gia hành hương 22-9 chỉ được nhận 75% tiền giải thưởng, nhưng vẫn được hỗ trợ in tuyển tập riêng.
Tuyệt vời!
Tôi nhớ năm 2010, tôi gởi bài cho Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt ở Mỹ.
Mỗi năm chỉ có 4 Giải:
1 Giải Nhì
1 Giải Ba
1 Giải Khuyến khích
Tôi nhận được Giải Khuyến Khích trị giá 100 đô la.
So sánh, thì Giáo Phận Quy Nhơn rộng tay hơn nhiều. Nhất là
điều lệ này làm tôi thích nhất: Ngoài phần
thưởng bằng tiền mặt, những tác giả đạt giải, nếu có nhiều truyện khác có giá
trị, sẽ được Tủ Sách Nước Mặn hỗ trợ xuất bản một tuyển tập riêng dưới 200
trang với những truyện ngắn mang nội dung Kitô giáo.
Đây là thí sinh đoạt Giải
Nhất tên Têrêsa Đinh Thu Hằng GP Sài Gòn, với bài VIA DOLOROSA- ĐƯỜNG CÒN XA. Được
Đức Cha GP Quy Nhơn trao phần thưởng.
Bài viết rất hay tôi đọc ngay trong giờ phát giải.
Các bạn nhận được Giải, bộ mặt hớn hở vui tươi. Khi về Quy Nhơn, chỉ
biết là được mời về Dự Lễ Phát Giải thôi, đến giờ phút cuối Cha Trăng Thập Tự
mới công bố thí sinh nhận Giải.
Trước khi chia tay, mọi người bắt tay thân ái chào nhau, trong nụ cười
thân thiện như muốn hứa hẹn lần gặp mặt kế tiếp.
Ước mong cũng ngày này năm sau khả năng đón tiếp và phát Giải của Cha
TTT mạnh mẽ hơn, để Cha thu thập được “mùa lúa” dồi dào hơn cho Giáo Phận.
Và như “Cái Nôi của Chữ Quốc Ngữ” lan rộng, mạnh mẽ như thế nào… Thì nơi
này cũng còn là cái Nôi của Văn Thơ Công Giáo phát triển, lan mạnh khắp mọi nơi
trong Giáo Hội Công GiáoViệt Nam của chúng ta một ngày không xa.
Xin Ơn Chúa Thánh Thần xuống và đổ tràn Hồng Ân trên chúng con. Amen
Sài
Gòn Những ngày chuẩn bị mừng Lễ Bổn Mạng
Thánh
Têrêsa Hài Đồng Giê su
Hoa Vàng(KH)