Sáng Chúa nhật 25 TN lúc 9 giờ sau thánh lễ Thiếu , cha chính xứ Giuse Trần Văn Lưu, cha Phó Giuse Hoàng Minh Liệu và Ô. Chánh trương Giuse Nguyễn Tuấn Khanh đã cùng các em Thiếu Nhi Thánh Thể hòa thông trong bầu khí mừng Tết Trung Thu 2015 do cha chính xứ chủ sự có đoàn Múa Lân của các Anh Chị Trưởng và Giáo lý Viên trình diễn giúp vui.
Sau khi cha chính xứ tuyên bố khai mạc lễ hội Trăng Rằm, cha Phó cùng Ông Chánh Trương đã gửi lời chúc mừng đến các em và phát quà tại cuối nhà thờ cho từng em để với gói quà trong tay, các em thứ tự di chuyến xuống nhà sinh hoạt xem hát ca và trình diễn văn nghệ do các anh chị Trường và các Giáo lý viên phụ trách.
Các em được phát phiếu tham dự hội chợ và ăn uống giải khát tại Nhà Sinh Hoạt thật vui tươi và thoải mái với các cháu còn nhỏ thì được cha mẹ, ông bà đem đến để các cháu cũng được cùng với anh chị hưởng một mùa Trung Thu đầy ý nghĩa, thích hợp với câu Lời Chúa :
TIN MỪNG: Mt 18, 1-4
"Nếu không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào
Nước Trời".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy,
các môn đệ đến bên Chúa Giêsu mà hỏi rằng:
"Thưa Thầy, ai là kẻ lớn nhất
trong Nước Trời?"
Chúa Giêsu gọi một trẻ nhỏ lại, đặt nó giữa các ông mà
phán rằng:
"Thật, Thầy bảo các con: nếu các con không hoá nên như trẻ nhỏ,
các con sẽ không được vào Nước Trời.
Vậy ai hạ mình xuống như trẻ này, người ấy
là kẻ lớn nhất trong Nước Trời".
Đó là lời
Chúa.
Sau đây là một số hình ảnh đã ghi nhận :
Add caption |
Add caption |
TẾT TRUNG THU
Hc 42,15-16; 43,1-2.6-10
Mc 10,13-16
(Bài của cha Giuse Nguyễn Trung Thành)
(Bài của cha Giuse Nguyễn Trung Thành)
Hôm nay chúng ta dâng thánh lễ mừng Tết Trung Thu. Trung nghĩa là giữa, thu
là mùa thu. Trung Thu là Tết giữa mùa thu. Mùa thu khí hậu mát mẻ hơn các mùa
khác. Đa phần đất nước VN thuộc khí hậu miền nhiệt đới, chỉ có hai mùa : mùa
nóng và mùa mưa, nên chúng ta khó thưởng thức được khí mát của mùa thu.
Thay vào đó chúng ta được ngắm trăng. Không có đêm nào trăng tròn bằng đêm
trung thu, cũng như không có buổi trưa nào mặt trời đứng bóng bằng trưa tết
Đoan Ngọ. Tết Trung Thu là tết ngắm trăng.
Ngày xưa ở bên Tầu, vua Đường Minh Hoàng ngồi ngắm trăng vào đêm Trung Thu.
Trăng qúa đẹp. Vua đang say ngắm thì một ông tiên đầu râu tóc bạc đến hỏi : “Bệ hạ có muốn lên thăm cung trăng không ?”
Vua sung sướng trả lời : “Dạ, có.”
Thế là vị tiên ông đưa vua lên thăm cung trăng. Trên cung trăng, vua được ngắm
từng đoàn tiên nữ múa với những điệu múa vô cùng đẹp. Sau khi thưởng thức, vua
được đưa trở lại trần gian.
Trăng theo truyền thuyết chính là con thỏ. Vào một năm mất mùa. Ai cũng
đói. Các loài vật đi tìm thức ăn. Nhiều khi tranh giành giết lẫn nhau. Chú thỏ
bản tính sợ sệt, không dám ra ngoài kiếm ăn, suốt ngày ở trong lỗ. Có lần khí
trời qúa rét, thấy đống lửa, thỏ ra ngoài, lại gần sưởi ấm. Các con vật khác
cũng có mặt, nhưng con nào con nấy ốm o bụng đói. Có con ủ rũ như sắp chết. Thỏ
động lòng thương. Thỏ nghĩ thà mình chết, còn hơn để người khác chết. Thế là
thỏ nhảy vào đống lửa để tự thiêu, làm thức ăn cho các con vật khác. Ngọc Hoàng
nghe biết lòng qủang đại hy sinh của thỏ,
Ngài cầm mấy khúc xuơng thỏ còn lại biến thành mặt trăng, để người người ngắm
noi gương thỏ.
Trên cung trăng có cuội và cây đa. Chúng ta thường hát :
Thằng cuội ngồi gốc
cây đa
Bỏ trâu ăn lúa gọi
cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên
trời
Mẹ còn cỡi ngựa đi
mời quan viên.
Cuội là người hay nói dối, đánh lừa người khác. Cuội nghe có một ông lão có
cây đa thần. Lá cây đa chữa đủ thứ bệnh. Cuội đánh lừa ông lão để lấy cây đa
đó. Ông lão dặn cuội : “Nếu trồng phía đông thì tưới phia tây. Nếu
trồng phía tây thì tưới phía đông.”
Vợ cuội đã được cuội dặn, nhưng quên. Cây trồng phía đông, vợ cuội đã
tưới phía đông. Cây đa từ từ bật gốc bay lên trời. Trong nhà, trông thấy, cuội
vội chạy ra, ôm gốc cây đa kéo xuống, nhưng cây đa đã kéo cuội lên theo. Từ đó
mặt trăng có chú cuội và cây đa.
Tết Trung Thu người ta múa lân, rước đèn. Sự tích như sau : Có một bà lão
đi chợ sắm hoa trái để mừng Tết Trung Thu. Chợ xa, khi trời xẩm tối bà lão mới
về. Bà phải đi qua một khu rừng có con
sư tử chuyên ăn thịt người. Trên đường về, bà bị sư tử bắt. Bà xin sư tử cho bà
được thưởng thức đêm Trung Thu, sau đó bà sẽ tới nộp mình. Sư tử đồng ý. Thưởng
thức đêm Trung Thu xong, nhớ đến giây phút phải nộp mình, bà lão khóc nức nở.
Tiếng khóc của bà thấu tới trời. Ngọc hoàng nghe xót thương, sai một con rết
xuống trần bảo vệ bà mà bà không biết. Bà đến nộp mình cho sư tử. Con rết âm
thầm theo sau. Khi sư tử đến gần vồ bà thì con rết cũng xông tới cắn sư tử
chết. Dân làng biết bà thoát nạn, đã chặt đầu sư tử và rước con rết đi vòng
quanh khắp làng.
Qua các tích truyện vừa kể, Tết Trung Thu là tết ngắm trăng và gẫm suy sự
đời. Sự đời có gian dối như chú cuội, dữ dằn như sư tử; song cũng có thương
yêu, thật thà như con thỏ, bà già, các thần tiên…
Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay cũng nói lên điều đó.
Trước hết bài đọc 1 đọc trong sách Huấn Ca. Sách Huấn Ca ca ngợi Thiên Chúa
sáng tạo bầu trời. Sách viết về mặt trăng như sau :
Cả vầng trăng
cũng luôn đúng hẹn
Làm dấu hiệu
muôn đời chỉ rõ thời gian
Trăng đánh dấu các thời kỳ đại lễ
Có khi khuyết,
có lúc lại tròn.
Tác giả sách Huấn Ca đã nhìn trăng mà nhận ra Thiên Chúa sáng tạo.
Rồi bài Tin Mừng, thánh Mác-cô đã kể Chúa Giêsu yêu thương các thiếu nhi.
Người đời chưa biết Chúa, nên đã có những câu chuyện tưởng tượng để thỏa
mãn lòng yêu mến thiên nhiên và Đấng Tạo Hóa. Còn chúng ta đã biết Chúa. Chúa
dựng nên trăng sao tinh tú. Chúa yêu thương mọi người, đặc biệt là các thiếu
nhi.
Ước chi thánh lễ Trung Thu hôm nay, mỗi thiếu nhi sống thật thà yêu thương,
để được Thiên Chúa chúc phúc như xưa Chúa đã chúc phúc cho các thiếu nhi Do
Thái.
Trung Thu là ngày tết của
nhiều dân tộc ở Châu Á như Việt Nam, Ðại Hàn và Trung Hoa . . . Trung Thu đến,
người Việt cũng như người Hoa, người Ðại Hàn đều chuẩn bị đón mừng Rằm Tháng
Tám và “Ăn Tết Trung Thu”. Ðó là ngày tết sau khi công việc đồng áng trong năm
đã hoàn tất, mọi người vui mừng trước thành quả lao động của mình. Tuy vậy, mỗi
dân tộc có những nét riêng biệt khi đón mừng Tết Trung Thu. Người Việt chúng ta
thường tổ chức lễ bái trong ngày Rằm Tháng Bảy hơn Rằm Tháng Tám, vì chúng ta
coi Rằm Tháng Bảy là lễ Vu Lan, báo hiếu cha mẹ.
Người
Việt cũng ăn Tết Trung Thu, nhưng chính là giành cho các em ở lứa tuổi thiếu
nhi. Ngày Rằm Tháng Tám người lớn thường tổ chức cho các em vui chơi, rước đèn,
ăn bánh Trung Thu.
Người
Ðại Hàn coi Trung Thu là ngày tết quan trọng, thể hiện niềm vui sau một thời
gian dài từ gieo hạt vào mùa xuân, chăm bón trong mùa hè để đến mùa thu gặt hái
thành quả lao động của mình. Theo phong tục tập quán, mỗi khi Tết Trung Thu
đến, người Ðại Hàn thường làm lễ rất long trọng để bày tỏ lòng biết ơn đối với
tổ tiên, chia sẽ niềm vui thu hoạch vụ mùa với ông bà cha mẹ, Người Ðại Hàn
thường có những câu nói: “Tháng Năm của nông dân, tháng Tám của thần tiên”, “Ba
trăm sáu mươi ngày trong năm, ước gì ngày nào cũng như ngày Rằm Tháng Tám”. Từ
thời cổ đại, người Ðại Hàn coi Rằm Tháng Tám là ngày tốt đẹp nhất trong năm vì
vào dịp này có rất nhiều hoa trái và ngũ cốc, lương thực, người dân không phải
lo lắng gì . . .
Người
Hoa cũng coi đây là ngày vui mừng khi dân chúng thu hoạch thành quả lao động
của họ trong năm, nhân dịp này họ tổ chức lễ tế tổ tiên ông bà và đoàn tụ gia
đình. Giờ phút ấm cúng nhất là sau khi cúng bái tổ tiên xong, cả nhà ngồi quanh
một chiếc bàn, vừa ăn bánh Trung Thu vừa ngắm vầng trăng trong sáng tưởng nhớ
đến chị Hằng trên Cung Trăng.
Chị Hằng và bánh Trung Thu
Trung
Thu là ngày tết coi mặt trăng là biểu tượng, nên có nhiều truyền thuyết về mặt
trăng. Tuy ngày nay khoa học phát triển, con người đã đặt chân lên mặt trăng,
hiểu rõ nó là cái gì, nhưng nhiều người vần thần tượng hóa, giữ mãi những
truyền thuyết đẹp về mặt trăng do người thời xưa truyền lại qua những truyền
thuyết trong dân gian hoặc ghi lại trong sách vở.
Trong
những truyền thuyết về Tết Trung Thu, câu chuyện thần thoại Thường Nga (Hằng Nga)
Lên Cung Trăng được nhiều người biết đến nhất.
Tương
truyền vào thời đại Ðế Nghiêu, trên bầu trời bỗng xuất hiện mười cái mặt trời
thật to, mang lại nhiều tai họa cho loài người như hạn hán, chết chóc. Sau khi
Ngọc Hoàng biết được chuyện này, liền cử đại thần Hậu Nghệ xuống trần gian trừ
hại cho bá tánh.
Hậu
Nghệ tuân lệnh Ngọc Hoàng mang theo vợ là Thường Nga (Hằng Nga) xuống trần
gian, dùng tên thần bắn rụng chín cái mặt trời. Tuy vậy Ngọc Hoàng lại không
vui lòng khi thấy Hậu Nghệ giết chết con mình, nên không cho vợ chồng Hậu Nghệ
trở về thiên đình. Hậu Nghệ hứa sẽ giúp mọi chuyện dưới trần gian trở nên. Từ
đó chàng luôn luôn đi trừ khử các loài thú dữ hại dân. Nhưng ngày tháng trôi
qua, tính tình Hậu Nghệ ngày càng nóng nảy, dần dần không còn đoái hoài gì đến
nỗi khổ của dân gian. Một hôm, Hậu Nghệ xin Tây Vương Mẫu trên núi Côn Lôn một
lọ thuốc tiên, một người uống có thể bay lên trời, hai người uống sẽ cùng nhau
trường sinh bất lão. Một lần trần gian bị lụt, cuộc sống vô cùng cực khổ, trong
khi đó Thường Nga lại chịu không nổi tính cộc cằn hung dữ của chồng, bèn nhân
lúc Hậu Nghệ đi vắng, uống trộm hết lọ thuốc tiên rồi bay lên thiên đình. Sau
đó phải lẩn trốn một mình trên cung trăng giá lạnh để trốn tránh sự chê cười
của các tiên nữ.
Tuy
là câu chuyện phê phán lòng ích kỷ của Thường Nga, nhưng cũng khiến cho nhiều
người vô cùng xúc động. Ðến thời nhà Ðường, nữ thi sĩ Lý Thương Ẩn cảm thông
hoàn cảnh cô đơn của Thường Nga ở trên cung trăng, đã làm bài thơ:
Thường
Nga
Vân
mẫu bình phong chúc ảnh thâm,
Trường
hà tiệm lạc hiểu tinh trầm.
Thường
Nga ưng hối thâu linh dược,
Bích
hải thanh thiên dạ dạ tâm.
Tạm
dịch:
Thường
Nga
Ánh
nến in hình bình phong đá,
Sông
dài xuống thấp sao mai sa.
Thường Nga hối trộm thuốc
tiên,
Giải
bày tâm sự với nền trời xanh.
Sau
này có những người gặp chuyện buồn rầu, chán đời, vào dịp Trung Thu thường hay
than thở với Hằng Nga. Nhà thơ Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu từng giãi bày tâm sự với
Chị Hằng:
Ðêm
Thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần
thế em nay chán nữa rồi.
Cung
quế có ai ngồi đó chữa?
Trần
gian xin chị nhấc lên chơi.
Có
bầu có bạn cam chi tủi,
Cùng
gió cùng trăng thế cũng vui.
Rồi
cứ mỗi năm Rằm Tháng Tám,
Tựa
vai nhìn xuống thế gian cười.
Ngoài
chuyện Thường Nga trên cung trăng, truyền thuyết về bánh Trung Thu cũng được
nhiều người nhắc đến. Ngày nay, mỗi lần đến Tết Trung Thu, người Hoa người Việt
thường ăn loại bánh tròn như cái mặt trăng đêm rằm.
Cuối
thời nhà Tống, người Mông Cổ xâm lược Trung Nguyên, đàn áp nhân dân thậm tệ.
Những người chính nghĩa không chịu nổi sự áp bức đó bèn cùng nhau vạch ra kế
hoạch chống lại những kẻ áp bức họ. Một hôm gần đến ngày Rằm Tháng Tám, có vị
trưởng giả đưa ra một diệu kế, cử người đến từng nhà trao cho một hộp bánh hình
mặt trăng, đồng thời dặn dò mang những cái bánh tròn trong hộp chia cho mọi
người cùng ăn. Ai ăn bánh này trong đêm Rằm Tháng Tám sẽ tránh được mọi thiên
tai. Thế là người ta chia nhau những chiếc bánh đó. Ðêm Rằm Tháng Tám, mọi người
cắt bánh ra ăn, thấy trong nhân bánh có một mảnh giấy ghi rõ: Canh ba đêm nay
cùng nhau giết quân Mông Cổ! Thế là mọi người chuẩn bị vũ khí, cùng nhau giết
chết những tên lính Mông Cổ đang ngủ say. Người đời sau thường làm bánh Trung
Thu tròn như mặt trăng trao tặng cho nhau để kỷ niệm sự tích anh hùng đó. Ngày
nay, ở Việt Nam và Trung Quốc nhiều người dùng bánh Trung Thu hình mặt trăng,
chế biến bằng các nguyên liệu quý giá như tổ yến, vây cá, tăng giá trị của nó
lên gấp trăm ngàn lần, làm lễ vật hối lộ quan trên hoặc thượng cấp. Như vậy là
họ đã biến những chiếc bánh truyền thống trong dân gian thành công cụ hối lộ
các vị quan tham ô. Tết Trung Thu đã biến chất!
Tết Trung Thu ở Ðại Hàn
Chúng
ta đã biết nhiều về Tết Trung Thu của người Việt và người Hoa, kỳ này người
viết xin được giới thiệu vài nét về phong tục tập quán của người Ðại Hàn đối
với Tết Trung Thu được họ coi là ngày tốt đẹp nhất trong năm. Tết Trung Thu
đến, người Ðại Hàn thường tổ chức tế lễ rất to và phải tuân theo nhiều tục lệ.
Khi tế lễ, vị trí của thần linh được coi là phiá bắc, nếu cúng cá, đầu cá phải
quay về phiá đông, đuôi cá quay về phiá tây. Món ăn làm từ những nguyên liệu
trồng ở đất có tính âm khi cúng phải bày số lẻ, món ăn làm từ những nguyên liệu
cách mặt đất khá cao khi cúng bày số chẵn.
Trước
khi làm lễ một ngày phải quét dọn nhà cửa thật sạch và tắm rửa sạch sẽ. Rằm
Tháng Tám, mọi người trong nhà phải tập trung lại. Do không được dùng bát đĩa
ăn hàng ngày cúng bái, họ phải chế ra loại bát đĩa đặc biệt hình dáng hơi khác
để dễ phân biệt. Khi cúng thắp 3 tuần nhang để mời thần linh và tổ tiên. Họ
cũng dùng loại nhang chế biến từ mun gỗ hoặc lá cây. Họ cho rằng nhang có thể
mời được thần linh và tổ tiên về, và khiến cho ma quỷ lánh xa. Ðể mời tổ tiên
từ lòng đất hay trên trời, họ lấy cát sạch bỏ vào một cái bát tượng trưng cho
đất. Trong suốt thời gian tế lễ, mọi người phải đứng yên và cúi đầu để tôn
trọng giây phút thần linh về “dùng bữa”. Khi kết thúc buổi lễ mọi người cùng
cúi lạy 2 lần. Sau đó dọn đồ lễ xuống mọi người cùng ăn, coi như hưởng “lộc”
của tổ tiên.
Trong
dịp Tết Trung Thu, người Ðại Hàn thường ra mộ tổ tiên để làm sạch cỏ và sửa
sang lại mộ phần như người Việt người Hoa đi tảo mộ vào Tiết Thanh Minh. Việc
này rất được coi trọng vì nó thể hiện tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên và
những người đã khuất ở trong gia đình. Khi làm lễ mai táng, người Ðại Hàn rất
coi trọng việc xem phong thủy và địa lý, bởi vậy có nhiều ngôi mộ cách nhà rất
xa. Những người lơ là việc chăm sóc mộ phần của tổ tiên sẽ bị xóm làng chê cười
là bất hiếu và không có phúc.
Vào
dịp Tết Trung Thu, người Ðại Hàn cũng thường làm bánh có cả bánh hình mặt trăng
để bày tỏ tấm lòng cảm tạ trời đất và mặt trăng về một vụ mùa đã thu hoạch đồng
thời mong ước vụ mùa sắp tới thu hoạch nhiều gấp bội. Người Ðại Hàn thường chế
biến loại bánh hình bán nguyệt với tên gọi “Sông Phiên” mang tín ngưỡng dân
gian với ý nghĩa mọi cầu mong của cá nhân đối với mặt trăng đều được toại
nguyện, vạn sự như ý.
Vào
dịp Tết Trung Thu, những người trong cùng dòng họ, bà con thân thích thường tụ
họp lại để cùng nhau vui vẻ, hòa thuận, tận hưởng kết quả thu hoạch của vụ mùa
vừa qua. Ngày nay, Tết Trung Thu vẫn có ý nghĩa to lớn. Dịp này, mọi người cùng
đoàn tụ bày tỏ tấm lòng của mình với cha mẹ ông bà tổ tiên. Ngoài ra nó còn là
dịp để cho mọi người vui chơi giải trí. Các trò chơi dân gian người Ðại Hàn
thường chơi đùa trong dịp này gồm có Sonori, Kobuknori, đấu vật . . .
The end