Từ 13 giờ, thứ Bảy 14-11-2015, Ban tổ chức Đồng Xanh Thơ Sàigòn hân hạnh đón tiếp Quý cha, Quý tu sĩ, Quý tác giả và Quý văn nhân thi hữu từ ba miền đất nước cùng về tại Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn để tham dự lễ kỷ niệm 75 năm nhà thơ Hàn Mạc Tử qua đời và hành trình tiếp bước của các nhà thơ Công giáo trong việc loan báo Tin Mừng. Đây là buổi lễ không chỉ để cầu nguyện, tưởng niệm, vinh danh “Thi sĩ của đạo binh Thánh giá” và các văn nhân, thi sĩ Công giáo đã ly trần nhưng còn là một dấu nhấn cho sự vươn lên của các thế hệ sau trong tiến trình mục vụ văn hóa Công giáo dân tộc.
Đúng 14 giờ, thánh lễ cầu nguyện bắt đầu với sự chủ tế của Linh mục Phanxicô Xaviê Bảo Lộc và các linh mục đồng tế, Lm. Hilario Hoàng Đình Thiều, Lm. Gioan Baotixita Trần Văn Thọ, Giáo phận Sàigòn, Lm.Gioakim Nguyễn Đức Quang, Giáo phận Quy Nhơn cùng với sự tham dự của hơn 100 giáo hữu là các nhà thơ, nhà văn, thân hữu, thân nhân và tác giả từ khắp nơi của 3 Tổng giáo phận trên đất nước.
Trong bài giảng thánh lễ tạ ơn hôm nay, cha chủ tế đã nhấn mạnh đến việc Hàn Mạc Tử là một nhà thơ trẻ tiên khởi của Giáo hội Công giáo Việt Nam đã sớm có một tâm hồn cao cả và say mến đạo, sùng kính Chúa và Đức Mẹ cách đặc biệt. Thi sĩ Hàn Mạc Tử không chỉ làm thơ mà còn viết văn, làm báo và có một tình cảm rất thắm đậm với các bạn hữu, có những sinh hoạt cá biệt khác hẳn đời thường, nhiều khi bị người đời hiểu sai ý nghĩa…
Cuộc đời của thi sĩ tài hoa ngắn ngủi nhưng lại là một hành trình chan chứa nỗi đau với một niềm vui thánh thiêng và ý nghĩa, nhất là khi thi sĩ cảm nghiệm và trân quý nỗi đau của mình như là ánh sáng soi rọi trên con đường của các thi nhân thuộc về Đức Kitô. Qua các tác phẩm của ông đã có thể thấy đầy đủ về một thi sĩ của đức Tin, Cậy, Mến và các loại hình nghệ thuật thi ca Công giáo trọn vẹn, xứng đáng là một tiêu biểu cho người làm thơ Công Giáo trong dòng Văn Học Việt Nam…
Sau đây là một sồ hình ảnh , những chia sẻ, cảm nghiệm và những lời phát biểu của quý khách và quý tác giả đã được ghi nhận :
:\:
Sau đây là một sồ hình ảnh , những chia sẻ, cảm nghiệm và những lời phát biểu của quý khách và quý tác giả đã được ghi nhận :
:\:
Phần sinh hoạt
BÀI CHIA SẺ VỀ HAI CUỐN SÁCH
ĐI TÌM TÁC PHẨM LỆ THANH THI TẬP
CỦA HÀN MẠC TỬ
&
NÉT KHẢI HUYỀN TRONG ĐỜI VÀ TRONG THƠ
HÀN MẠC TỬ
Người
trình bày: Tác giả Trần Quang Chu
Thời lượng: 15
phút.
Trọng kính quý Cha,
Kính thưa quý vị quan khách,
Con là Trần
Quang Chu, tác giả hai cuốn sách Đi tìm tác phẩm Lệ Thanh thi tập của Hàn Mạc
Tử và Nét Khải huyền trong đời và trong thơ Hàn Mạc Tử, mà hôm nay cả
hai cuốn sách này được hân hạnh ra mắt quý Cha, quý khách và quý vị độc giả.
Trong dịp
hành hương kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mạc Tử vào tháng 9.2012 tại Quy
Nhơn, Linh mục Trăng Thập Tự đã đưa ra đề cương với hai nội dung chủ yếu: Một
là giới thiệu những bài viết mới có giá trị về nhà thơ Hàn Mạc Tử, cách riêng
là những bài giúp khắc họa chân dung Kitô hữu của ông. Hai là thực hiện ấn bản
có hiệu đính toàn bộ những tác phẩm của Hàn Mạc Tử hiện còn giữ được.
Đồng tình
với ý tưởng tưởng như tham vọng của Linh mục nhà thơ Trăng Thập Tự, trong suốt
ba năm qua con đã từng bước kiên trì lục lại ký ức, tìm kiếm tư liệu cũ và tìm
thêm tư liệu mới với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ vào đề án đồ sộ này.
Kính thưa
quý Cha và quý vị quan khách,
Còn nhớ
cách đây 50 năm, chính xác là vào năm 1965, bấy giờ con còn là một học sinh Đệ
nhị cấp, lần đầu tiên được nghe và được đọc thơ Hàn Mạc Tử nhờ những buổi thuyết
trình của nhà báo Bùi Tuân tại Đan viện Thiên An – Huế. Con đã chép tay được một
số thơ Hàn Mạc Tử, đánh máy lại và còn lưu giữ tới bây giờ.
Qua năm
1968, khi đang là sinh viên trường Đại học Văn khoa – Huế, con đã tham gia nhóm
sưu tầm thơ Hàn Mạc Tử. Trong hai năm đã thu thập và đánh máy xong hầu như toàn
bộ thơ Hàn Mạc Tử đang lưu hành thời bấy giờ.
Thế rồi,
hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh gia đình sau năm 1975 đã không cho phép chúng con
nhắc đến chuyện thơ văn Hàn Mạc Tử nữa. Cho đến tháng 9.2012, cơ duyên được
Linh mục Trăng Thập Tự và Câu lạc bộ Đồng Xanh Thơ Sài Gòn mời tham dự hành
hương kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mạc Tử tại Quy Nhơn, đã làm sống lại
tình yêu thơ Hàn Mạc Tử trong con và con đã nhập cuộc.
May thay,
một người bạn trong nhóm sưu tầm thơ Hàn Mạc Tử hồi ấy là anh Đoàn Đức, còn giữ
được 5 trong số những tập thơ Hàn Mạc Tử đánh máy quý giá năm xưa. Đó là các tập:
1/ Gái
quê. 2/ Thơ Hàn Mạc Tử. 3/ Thơ điên (đau thương). 4/
Thượng thanh khí. 5/
Cẩm châu duyên.
Càng may
mắn hơn, trong quá trình tìm kiếm tư liệu con đã gặp PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, đã
cung cấp cho con 76 bài thơ và 12 bài văn của Hàn Mạc Tử mới toe mà anh vừa
phát hiện trên báo Công luận, lưu trữ
trong Thư viện Quốc gia Hà Nội.
Với ngần ấy
tư liệu quý giá, cộng với những tư liệu được công bố trước đó của các tác giả
tên tuổi như Quách Tấn, Chế Lan Viên, Nguyễn Bá Tín, Phan Cự Đệ…, cho phép con
có đủ cơ sở để hoàn thành một số tác phẩm về thơ văn Hàn Mạc Tử. Đó là các tập:
1. Đi
tìm tác phẩm Lệ Thanh thi tập của Hàn Mạc Tử.
2. Nét
Khải huyền trong đời và trong thơ Hàn Mạc Tử.
3. Thơ
văn Hàn Mạc Tử - Sưu tầm và khảo cứu. Tập I – THƠ. Tập II – VĂN.
Tuy
nhiên, vì lý do khách quan, không thể chuẩn bị kịp nên cuốn Thơ
văn Hàn Mạc Tử - Sưu tầm và khảo cứu, Tập I và Tập II chưa thể ra mắt
quý Cha, quý khách và quý vị độc giả hôm nay được. Chỉ còn lại hai cuốn hân hạnh
được ra mắt.
Đó là:
Cuốn một:
Đi tìm tác phẩm Lệ Thanh thi tập của Hàn Mạc Tử
Cuốn này sở dĩ ra đời
được là nhờ việc phát hiện 76 bài thơ Hàn Mạc Tử, trong đó có 70 bài thơ cổ
điển, của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, trên báo Công luận. Cơ
duyên phát hiện thú vị nầy đã được chính PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn trình bày ở phần
trước. Con chỉ giới thiệu thêm, trong tập sách nầy có sao chụp lại, từ bản gốc,
70 bài thơ cổ điển nói trên.
Cuốn hai:
Nét Khải huyền trong đời và trong thơ Hàn Mạc Tử
Sách Nét
Khải huyền… được cô đọng với 5 nội dung:
1. Nội dung thứ
nhất: Khải huyền.
Đọc chữ Khải
huyền ở nhan đề cuốn sách ai cũng nhận ra rằng người biên soạn lấy
ý tưởng từ sách Khải huyền, Thánh Kinh Tân ước, của
thánh Gioan Tông đồ. Vâng, thơ Hàn Mạc Tử, đặc biệt là những bài thơ đạo phảng
phất hương vị của Khải huyền, thần thiêng và linh
thánh. Đơn cử như bài Say thơ có thể nói như là một bài
ca Khải huyền thu gọn. Vì thế, việc đầu tiên cần phải khắc họa chân dung Kitô
hữu của Hàn Mạc Tử, ngoài nhan đề, chúng con hân hạnh giới thiệu những bài viết
mang tính Khải huyền: 1/ Say thơ – Bài ca Khải huyền. 2/ Lời
tuyên tín. 3/ Hoa Ưu Đàm trong vườn hoa Mân Côi...
2. Nội dung thứ hai: Xác định cội nguồn thi sĩ Hàn Mạc Tử.
Để xác định cội nguồn
người “Thi sĩ của đạo quân Thánh giá”, người biên soạn xin
giới thiệu bài viết: Nguồn gốc nội ngoại của Hàn Mạc Tử, trong
đó giới thiệu đôi nét về giáo xứ Thanh Tân, một giáo xứ toàn tòng – quê nội Hàn
Mạc Tử. Đồng thời, với những tài liệu có được từ văn khố Hội Thừa sai Paris, do
nhà sưu tầm tài liệu Anrê Lê Thiện Sĩ cung cấp, giới thiệu về cố Đồng, linh mục
giám đốc đồn điền Ba Trục và viện Dục Anh Thanh Tân, người đã nuôi dưỡng ông
Phạm Bồi – ông nội Hàn Mạc Tử, và cũng là người bảo trợ ông Phạm Toán (tức
Nguyễn Văn Toán) – thân sinh Hàn Mạc Tử nhập Tiểu Chủng viện An Ninh và Đại
Chủng viện Phú Xuân – Huế.
Bên cạnh đó, chúng con
cũng có bài giới thiệu về Giáo xứ Tam Tòa - Sinh quán Hàn Mạc Tử, một
giáo xứ toàn tòng đạo hạnh, giáo xứ đã được Đức giám mục địa phận Huế thời bấy
giờ là Đức cha Caspar Lộc hết lời khen ngợi: “Đời sống đạo đức trong giáo xứ
nầy luôn duy trì ở mức không thể hài lòng hơn”.
Chính nhờ ảnh hưởng
của hai giáo xứ Thanh Tân và Tam Tòa đạo hạnh nầy, cộng với ảnh hưởng gia đình
đạo đức của ông bà Nguyễn Văn Toán đã khắc họa rõ nét chân dung Kitô hữu đích
thực của người thi sĩ tài hoa Hàn Mạc Tử.
3/ Nội dung thứ ba: Hiệu đính thơ Hàn Mạc Tử.
Hiệu đính thơ Hàn Mạc
Tử do lỗi tam sao thất bổn, hoặc do lỗi từ những bản đánh máy không dấu, hoặc
do lỗi không có chứng từ gốc, hoặc do những lỗi chủ quan của các tác giả biên
soạn trước đây.
Về nội dung này, con
đã giới thiệu những bài viết: 1/ Thơ Hàn Mạc Tử - Tam sao thất bổn. 2/ Đọc
thơ Hàn Mạc Tử trên báo Công luận – Thất bổn ngay từ bản gốc. 3/ Tượng
đài ngả bóng, 4/ Thuật ngữ nhà đạo và phương ngữ xứ Huế
trong thơ Hàn Mạc Tử… Đặc biệt, trong nội dung thứ ba nầy, với tư
liệu đáng tin cậy từ những bản đánh máy của nhà báo Bùi Tuân và của GS Trần Như
Uyên, chúng con mạnh dạn hiệu đính hai bài thơ đạo nổi tiếng nhất của Hàn Mạc
Tử Ave Maria và Say thơ, với
hai bài viết: 1/ Đâu là nguyên bản bài thơ Ave Maria. 2/ Say
thơ và các dị bản.
4/ Nội dung thứ tư:
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử.
Một vấn đề đã và đang
tranh luận về bút danh Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử. Trong các tài liệu để lại,
khuynh hướng thứ nhất thiên về Hàn Mặc Tử, người chủ xướng là thi sĩ Quách Tấn.
Khuynh hướng thứ hai thiên về Hàn Mạc Tử, người bảo vệ là nhà báo Bùi Tuân.
Trước đây, khuynh hướng thiên về Hàn Mặc Tử đã thắng thế, nhưng hiện nay, các
nhà nghiên cứu đang thiên về Hàn Mạc Tử. Tác giả tập sách nầy triệt để ủng hộ
luận điểm của Bùi Tuân: Hàn Mạc Tử (không dấu ă). Trong quá trình tìm hiểu, con
còn khám phá ra rằng chữ Mạc trong Hàn Mạc mang
ý nghĩa mạc khải. Hàn Mạc Tử là con người bé mọn được ơn mạc khải,
như lời thánh sử Luca đã trình thuật trong Tin Mừng, đoạn 10,
câu 21: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín
không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mạc khải cho
những người bé mọn”.
5/ Nội dung thứ năm:
Thơ văn Hàn Mạc Tử - Châu về Hợp Phố.
Năm 1946, thi sĩ Quách
Tấn, người giữ bản quyền thơ văn Hàn Mạc Tử, công bố một tin rất đáng buồn là
hầu hết thơ văn Hàn Mạc Tử, từ cảo bản, bản đánh máy cho đến thư từ, hình ảnh…
đều thất lạc hết trong chiến tranh. Thơ văn Hàn Mạc Tử bị thất lạc đồng nghĩa
với sự mất mát một phần gia tài văn học nước nhà. Thật đáng tiếc!
May thay, trong gần 70
năm trôi qua kể từ ngày tài sản tinh thần quý giá đó thất lạc, nhiều nhà nghiên
cứu, thân nhân, bằng hữu và những người ái mộ Hàn Mạc Tử đã từng bước dò tìm từ
ký ức, tặng phẩm, báo chí…, và công lao đó đã một phần nào được đền đáp:
- Đó là tài liệu giảng
dạy ở trường Đại học Văn khoa Huế của Giáo sư Trần Như Uyên với 4 thi phẩm đánh
máy: Gái quê, Thơ điên (Đau thương), Thượng thanh khí và Cẩm
châu duyên. Tài liệu do nhóm sinh viên văn khoa
Huế đánh máy lại vào cuối thập niên 1960.
- Đó là tìm kiếm
của bào đệ Nguyễn Bá Tín với 21 bài thơ được công bố trong hai tác phẩm Hàn
Mặc Tử anh tôi và Hàn Mặc Tử trong riêng tư.
- Đó là sưu tầm của
Giáo sư Viện sỹ Phan Cự Đệ với 37 bài thơ và 16 bài văn xuôi trên các báo Công
luận, Sài Gòn, Đông Á tân văn, Đông Dương tuần báo, Tin tức, Nghệ thuật tuần
báo, Người mới, Tân tiến, Tiến bộ..., công bố trong sách Hàn
Mặc Tử - Tác phẩm phê bình và tưởng niệm.
- Đáng kể hơn hết, đó
là phát hiện mới nhất của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, với 76 bài thơ và 12 bài văn
xuôi của Hàn Mạc Tử trên báo Công luận, trong đó chúng con
chọn 70 bài thơ cổ điển đưa vào Đi tìm tác phẩm Lệ Thanh thi tập của
Hàn Mạc Tử (đã giới thiệu ở trên) và 12 bài văn
đưa vào Tập II – Thơ văn Hàn Mạc Tử - Sưu tầm và khảo cứu (sẽ
ra mắt trong nay mai).
(Hiện nay, chúng con
đang có trong tay các tài liệu quý giá trên. Quý vị nào cần cho việc nghiên cứu
thơ văn Hàn Mạc Tử xin cứ tự nhiên, chúng con sẽ đáp ứng).
Ngoài ra, trong quá
trình tìm kiếm tư liệu, chúng con còn được biết nhiều nguồn khác còn lưu giữ
thơ văn Hàn Mạc Tử, như:
- Trong tài liệu của
nhà thơ Quách Tấn để lại ở Quy Nhơn có 80 bài thơ cổ điển đã đánh máy và đóng
thành Lệ Thanh thi tập.
- Trong tài liệu của
cô Hoàng Cúc để lại ở Huế có 52 bài thơ, trong đó có 34 bài thủ cảo của Hàn Mạc
Tử và 18 bài do chính tay cô Hoàng Cúc chép lại.
- Trong tủ sách Bùi
Gia ở Bình Dương, do Giáo sư Bùi Thế Cần quản lý, nhà báo Bùi Tuân để lại 70
bài thơ, bản đánh máy.
Tất cả những phát hiện
trên tạo nên một hiện tượng rất đáng mừng: Hiện tượng Thơ văn Hàn
Mạc Tử - Châu về Hợp Phố.
Để kết thúc bài chia
sẻ, con xin lấy lời Đức cha Mathêô Nguyễn Văn Khôi – Giám mục Quy Nhơn –
trong Đôi lời giới thiệu, chung cho những tập sách này:
“Tác phẩm còn tự khẳng
định giá trị của mình nhờ những tài liệu tham khảo và tài liệu dẫn nguồn. Những
khảo cứu liên quan đến gia phả, thân thế, tiểu sử, niên biểu và bút hiệu của
Hàn Mạc Tử mà tác giả đã đưa vào bộ sách nầy cũng góp phần làm cho các độc giả
có một cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về con người, tư tưởng và sự nghiệp văn
chương của Hàn Mạc Tử”.
Trân trọng kính chào
quý Cha và quý vị quan khách.
Lễ giỗ Hàn Mạc Tử lần thứ 75
Tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM
6bis Tôn Đức Thắng, Q1, TPHCM
CHIA SẺ 1 : Jos. Hương Quê
ĐỒNG XANH THƠ SÀI GÒN -
NHỮNG BƯỚC TIẾN VÀ THÁCH ĐỐ TRONG HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ VĂN HÓA
1.
HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC TIẾN
Đồng Xanh Thơ Sài Gòn
(ĐXTSG) được chính thức hình thành từ ngày 20/01/2010 tại Tòa Giám Mục
Phan Thiết trong Ngày Hội Thơ lần thứ 2 do Ban Điều Hành Đồng Xanh Thơ Dũng Lạc
tổ chức.
- Ra mắt lần đầu tiên tại giáo xứ Nam Hòa ngày
28/2/2010 (15-tháng Giêng, Canh Dần) với tiêu chí sáng tác, sưu tầm và chuyển
tải giáo lý, Lời Chúa bằng thi ca công giáo phổ thông.
- Lần sinh hoạt Kỷ niệm đệ nhất chu niên vào dịp
lễ Thánh Giuse tại giáo xứ Ba Chuông, chọn Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu làm
bổn mạng và được Cha Giuse Phạm Quốc Văn OP. làm Linh mục linh hướng.
- Hiện nay, Cha Phanxicô Xaviê Bảo Lộc là Linh
mục đồng hành trong những bước tiến của Đồng Xanh Thơ Sài Gòn.
Đồng Xanh Thơ Sài Gòn đã
có những sinh hoạt như sau:
- Tham gia sinh hoạt buổi lễ tưởng niệm Cố thi
sĩ công giáo Hàn Mạc Tử do nhà thơ Lê Đình Bảng tổ chức tại hội trường An Phong
Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (DCTT).
- Tham gia tổ chức buổi trao giải Văn, Thơ,
Nhạc, Họa “Sen Giữa Lầy” và trao giải cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” do cha
Trăng Thập Tự tổ chức tại hội trường An Phong DCCT- Sài Gòn năm 2010 và
2011.
- Tham dự buổi giới thiệu tập sách “Nhà
thơ Xuân Ly Băng, cuộc đời và tác giả” tổ chức tại hội trường An-Phong DCCT Sài
Gòn năm 2011.
- Tổ chức hành hương Sài Gòn- Quy Nhơn dự
kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh cố thi sĩ công giáo Hàn Mạc Tử năm 2012.
- Tổ chức và tham luận chuyên đề “Đức Tin và Thi
Ca” ngày 26/10/2013, tại Trung tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận TP.HCM.
- Tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Lấp Lánh Sương
Mai” của ĐXTSG ngày 23/06/2015, tại Trung tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận TP.HCM.
- Cộng tác với Học Viện Mục Vụ Tổng Giáo phận
TP.HCM biên soạn tập sách hợp tuyển Thi-Văn-Nhạc-Nguyện về Thánh Têrêsa Hài
Đồng Giêsu “Mưa Hồng Ánh Thiêng” và phát hành vào ngày 03/10/2015.
Cho đến
nay đã trên 5 năm, các sinh hoạt không bị gián đoạn và Đồng Xanh Thơ Sài Gòn đã
quy tụ được các thành phần Dân Chúa ở các lớp tuổi cao niên, trung niên, giới
trẻ; trong đó có các thành phần nam nữ, linh mục, tu sĩ, công nhân, giáo lý
viên, cựu hội đồng mục vụ giáo xứ, thành viên hội đoàn Công giáo tiến hành; và
với một Ban Chủ Nhiệm tuy khiêm tốn về chuyên môn nhưng nhiều nhiệt thành về
phục vụ truyền thông, chuyển tải thi ca và rao giảng Tin Mừng.
2. KHÓ KHĂN VÀ THÁCH ĐỐ
- Việc
mời gọi các thành viên có cùng chung một chí hướng để tham dự và sinh hoạt về
thi ca truyền giáo là một vấn đề nan giải. Hầu hết mọi người vẫn thích hoạt
động sáng tác theo cách cá nhân, ngại va chạm và ngại sự góp ý chân thành.
- Việc
sinh hoạt văn hóa dễ dẫn đến những quan điểm trái chiều và việc bảo thủ làm tê
liệt tính xây dựng của cộng đoàn. Nếu người chủ xướng không có tinh thần khiêm
nhu và chịu đựng, hy sinh và mẫu mực sẽ khó tránh khỏi những va chạm đổ vỡ và
dễ đi đến tan rã.
- Việc chỉ dựa vào tài năng, sở trường, vật chất
mà không có tấm lòng tín thác vào Thiên Chúa và không lắng nghe là những rào
cản cho việc cộng tác chung.
- Việc
cần Quý Mục tử linh hướng cho Nhóm Thi ca Công giáo là vấn đề hết sức quan
trọng và rất thiết thực nhằm tạo được sự gắn kết của cộng đoàn, xây dựng tiếng
nói chung cho việc sáng tác hài hòa và có mục tiêu, phát triển thi ca theo đúng
đường hướng Giáo Hội và thu hút nhân lực, đồng thời tạo được sự phổ cập văn hóa
Công giáo cho cộng đồng Dân Chúa.
- Việc
tiếp cận thi ca Công giáo với giới trẻ còn rất khiêm tốn. Thi ca Công giáo hầu
như chưa có chỗ đứng trong văn hóa đọc của giới trẻ Công giáo, đặc biệt tại
Tổng giáo phận Sài Gòn.
Những trăn trở về phát
triển thi ca truyền giáo, thu hút thành viên và nhất là việc truyền đạt
thi ca trong cộng đồng Dân Chúa thật sự là thách đố lớn cho Đồng Xanh Thơ
Sài Gòn. Nếu được sự quan tâm và nâng đỡ của Quý Mục tử từ Giáo phận đến
Giáo xứ, từ sự cộng tác của Quý tu sĩ, giáo lý viên, các thành viên của các hội
đoàn Công giáo… thì những sinh hoạt kể trên mới có cơ hội phát triển và lan
rộng, và ở đây cũng không thể thiếu vắng sự cầu nguyện liên lỉ để nài xin ơn
Thiên Chúa chúc lành trên mọi hoạt động của chúng ta vì “ …từ khởi sự cho đến
hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa” Amen.
Jos. Hương Quê -
12-11-2015
CHIA SẺ 2 : Phêrô Mặc Trầm Cung
THI CA
CẦU NGUYỆN
SỰ GẮN
BÓ GIỮA TIN MỪNG VÀ CUỘC SỐNG
Nhà triết học hiện
sinh J. P. Sartre đã viết : (Jean-paul
Sartre)
· “Thi ca là một thứ ngôn ngữ được sử dụng như
một dụng cụ tìm kiếm chân lý”. Trong Thi ca, trăng không
còn là trăng, nước không còn là nước và hiện hữu cũng không còn là hiện hữu.
Nếu thi ca là một thứ ngôn ngữ được sử dụng
như một dụng cụ tìm kiếm chân lý, thì tất nhiên ta có thể dùng thi ca để tìm
chân lý trong Kinh Thánh.
Vậy:
- Đọc Tin Mừng để làm thơ, có phải là thơ Tin Mừng không?
- Cầu nguyện để làm thơ, có phải là thơ cầu
nguyện không?
Theo tôi, câu trả lời là “Không”,
vì mục đích của người đó là để “làm thơ”, trong khi đó, Tin Mừng
là để sống, một sự sống tìm kiếm chân lý, tìm kiếm ơn cứu độ, và cầu nguyện là sự
giao thoa cảm xúc của tâm hồn con người hướng về một “Ai đó”.
Nếu một bài thơ thiếu những yếu tố đặc tính của Tin Mừng, thiếu
sự gắn bó với một “Ai đó” thì bài thơ đó chưa thể gọi là thơ Tin Mừng, là Thi ca cầu
nguyện.
Vì, nếu đọc Tin Mừng chỉ để làm thơ, thì bài thơ đó sẽ rất khô khan, cứng
nhắc, vì đó chỉ là sản phẩm của lý trí. Bởi vì, thơ không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ, vì khi
bước sâu vào
chỗ tận cùng của ngôn ngữ thì ta
sẽ bắt gặp một dạng ngôn ngữ khác, đó là ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ của “sự
thinh lặng”. Nơi đó, ta sẽ gặp gỡ và gắn bó với một “Ngôi vị” là Thiên Chúa.
Tin mừng sẽ hóa giải nội tâm của ta thành cung thánh, thành cảnh vực thần linh
của thi ca.
Nói đến thơ nhiều người thường liên tưởng đến một thứ ngôn ngữ
có những cung điệu lãng mạn, nhẹ nhàng, bay bổng của một tâm hồn diệu cảm, bình
an, thư thái. Nhưng thơ lại đến với tôi từ những cung bậc gập ghềnh, đắng đót
trước những thực trạng bất an của cuộc đời.
Chính những lúc thất bại, bị mất mát, chịu nhiều đau khổ do tình
đời, tình người trao tặng, tôi lại cảm nghiệm được một cung bậc mênh mang, bàng
bạc đang réo rắt trong tôi. Nhưng vào những ngày đầu, những vần thơ của tôi
mang đượm nét bi quan, tiêu cực:
Tôi vẫn đi giữa dòng đời hiu quạnh
giữa nỗi cô đơn buồn tẻ lối chiều về.
Vẫn âm thầm, lặng lẽ bước lê thê,
đếm thời gian gom vào tim đơn lẻ.
***
Tôi vẫn đi giữa dòng đời nhân thế,
giữa lòng người, tôi vẫn lạc lõng chơi vơi.
Tôi vẫn bước, với đôi chân mệt mỏi
tha thiết tìm Hạnh Phúc. Ôi! Sao vẫn mù khơi!!!?
Rồi có nhiều đêm dài trong thinh lặng nội tâm, tôi nghe tiếng
lòng mình thổn thức như đang giao cảm với một “AI ĐÓ” đang nói với tôi:
“Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi,
trước khi ngươi lọt lòng mẹ,Ta đã thánh hóa ngươi,
Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1, 5).
Qua đoạn kinh thánh này đã cho tôi một cảm nhận: “Chúa
yêu thương tôi và đã tạo dựng nên tôi”. Và tâm hồn tôi lại thổn thức:
Chúa ném con vào đời,
cho tham dự cuộc chơi.
Chơi trò chơi Thập Tự,
chơi Tình Yêu lên ngôi!
Tôi nghe vang vọng như có tiếng gọi, đang cần một lời đáp trả.
Tiếng vọng rất xa nhưng cũng rất gần, rất cao nhưng cũng rất thấp. Mời gọi tôi
tham dự cuộc chơi hay từ chối cuộc chơi?
Trong tâm tình cảm tạ, tri ân, tôi quay về tìm kiếm chân lý và
sự bình an trong Kinh Thánh.
Từ khi năng tiếp cận với Kinh Thánh, đặc biệt trong Tân Ước, tôi
lại cảm nghiệm được rằng: “Chúa cứu độ tôi, và đã tha thứ cho
tôi”, đã cho tôi thêm niềm xác tín vào Lời Chúa, như Lời Ngài đã
hứa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
Chính những vần thơ trong sách Tiên tri Giêrêmia và Lời Chúa
trong Tân Ước đã chắp cánh cho tôi niềm tin, đã tăng thêm sức mạnh giúp tôi can
đảm đón nhận chén đắng cuộc đời. Từ đây, đau khổ không còn làm cho tôi thất
vọng hoặc chán nản buông xuôi, mà đã trở thành những cung bậc kiêu hùng như
tiếng sóng, tiếp sức cho tôi trên cuộc hành trình tâm linh trong sự kết hiệp
với Đấng là chính Nguồn Chân Lý.
Cảm nghiệm được tiếng Chúa và mạnh dạn bước đi, đó chính là sức
mạnh của tình yêu, của tiếng lòng thổn thức, của sự giao cảm và những vần thơ
đã nói thay cho tôi những tâm tình đó.
Trong thi ca, tôi đã chọn cho mình một hướng đi là theo sát với
chu kỳ Phụng vụ của Giáo hội, dựa theo chủ đề Tin Mừng Chúa nhật hằng tuần mà
Giáo hội công bố.
Quy trình làm thơ của tôi cũng giống như tiến trình của một buổi
cầu nguyện dựa theo phương pháp Lectio divina: “Đọc kinh
thánh trong tâm tình cầu nguyện”
- Bước 1: Tôi đọc đoạn Tin Mừng của ngày Chúa nhật, hình dung ra
bối cảnh, văn hóa và các nhân vật trong đoạn Tin Mừng đó.
- Bước 2: Phân tích tâm lý của từng nhân vật theo ba khía cạnh:
cảm xúc, lời nói và hành vi.
- Bước 3: Rút ra bài học cho mình.
- Bước 4: Đối thoại với Chúa với những ý tưởng mà mình vừa rút
ra được.
- Bước 5: Mời Chúa đi vào cuộc sống, cùng đồng hành với mình.
Nếu có làm thơ hay viết văn thì tôi viết sau bước thứ 5 này, vì
khi đó bài học của Tin Mừng đã được ứng dụng trong cuộc sống. Lúc đó, ngôn ngữ
của thi ca là ngôn ngữ của con tim đi vào cuộc sống, ngôn ngữ của giao cảm với
Đấng mà mình tin và bước theo.
Tuy nhiên, tùy theo cảm xúc khi sáng tác, có những bài thơ có đủ
cả 5 bước, nhưng có những bài chỉ có 3 bước sau cùng là bước 3; 4; và 5.
Là một giáo dân sống giữa dòng đời, sứ mạng đặc thù của người
giáo dân là “tính cách trần thế”, nên thơ của tôi cũng mang đặc tính của sắc
màu trần thế là những cung bậc gập ghềnh, sóng sánh, lao xao của những thực
trạng đã và đang xảy ra trong cuộc sống của tôi và thế giới xung quanh. Nhưng
tất cả những thực trạng đó nay đã được chiếu soi bằng ánh sáng đức tin, để diễn
tả nỗi niềm tâm sự, và nhận ra căn tính đích thực của mình. Thơ được chiếu soi
bởi ánh sáng đức tin đã nhắc nhở tôi cần phải bước ra khỏi mình để hòa nhập với
cuộc đời, với tha nhân và với Thiên Chúa.
Như đoạn Tin Mừng Chúa
Nhật XII Thường Niên – Năm B – (Mc 4, 35 – 41) nói về việc Chúa Giêsu bị đánh
thức, Ngài đứng dậy ngăm đe và truyền cho gió biển phải “Im đi! Câm đi!” rồi
Ngài nói với các môn đệ: “Sao nhát thế, hỡi những kẻ kém lòng tin!” Suy niệm
đoạn Tin Mừng này đã cho tôi một niềm tín thác cậy trông vào ơn sức mạnh và
đồng hành của Chúa. Trong bài thơ “Sóng Đời” tôi viết:
Chúa ơi! Chúa cứ ngủ đi,
đời con Chúa sợ gì phong ba.
Mái chèo khua vọng lời ca….
Và đoạn Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C – (Lc 21, 25-28.
34-36) Nói về ngày Chúa quang lâm: “Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu
nguyện, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt con
người.” Với ngôn ngữ của thi ca thì người ta có thể cảm nghiệm Đức
Giêsu ngày đó như một người chồng đi chinh chiến phương xa, nay trở về trong
khải hoàn chiến thắng. Người vợ chung thủy sẵn sàng chờ đón giây phút hạnh ngộ
này. Trong bài thơ “Khát Vọng Tình Chờ”, tôi viết:
Xiêm y em đã gọn gàng,
dung nhan trang điểm đón Chàng giá lâm.
Nhịp chân Chàng bước âm thầm...
sau những biến động thăng trầm trần gian.
Xiêm y gọn gàng, dung nhan trang điểm nói lên một tinh thần và
một thái độ chuẩn bị thật chu đáo, thật tốt đẹp của những tâm hồn tin và yêu
đón chờ ngày Chúa đến. Như các cô trinh nữ khôn ngoan luôn mang đủ dầu để sẵn
sàng đón chờ giờ “Chàng rể” đến vào bất cứ lúc nào. Vì Chàng sẽ đến rất âm thầm
vào lúc ta không ngờ, giờ ta không biết.
Như vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tôi cảm nhận Chúa
Thánh Thần, Ngài là Người Tình bị lãng quên, nhưng vẫn luôn giữ lòng chung
thủy. Trong cảm xúc của tâm hồn thống hối, tôi đã viết bài thơ: “Khát Vọng”:
Như
hoa dại gục đầu mong đợi,
mưa
đầu mùa diệu vợi nơi nao?
Nguyện
xin trời đổ mưa rào,
cho
hoa ngửa mặt đón chào bình minh.
Em
như kẻ bạc tình ảo vọng,
phụ
tình Chàng xây mộng trời mơ.
Thân
em tơi tả bơ phờ,
Chàng
yêu vẫn đợi vẫn chờ tình em.
Chàng
là Gió êm đềm rung động,
ru
đời em tỉnh mộng cơn say.
Ru
em thoát kiếp đọa đày,
nhìn
ra Sự Thật tháng ngày trôi qua.
Trời
lạnh giá xót xa thân phận,
Ngọn lửa Chàng sưởi ấm lòng em.
Lửa
hồng soi sáng đêm đen
xua
tan tăm tối dậy men ân tình.
Chàng
là Nước hồi sinh nhân cách,
tẩy
bụi trần, rửa sạch đam mê.
Rửa
hết nỗi nhục ê chề,
thoát
cơn bĩ cực lối về hân hoan.
Chàng
là Đấng Ủi An, Dũng Lực,
là Trạng
Sư, Bênh Vực vỗ về.
Theo
em khắp nẻo sơn khê,
dìu
em từng bước đi về Nhà Cha.
Đất trời nở rộ muôn hoa...
Để trả lời cho câu hỏi có người đã từng hỏi:
- Liệu Thơ và Kinh Thánh có thể hòa quyện được với nhau không?
- Liệu có thể tạo nên một nền Thi ca Công giáo
dựa trên Kinh Thánh không?
Theo cảm nhận của tôi, câu trả lời là
“Được”.
- Trước hết đòi hỏi con người đó cần phải có một cuộc hành
trình tiến sâu vào nội tâm, phải yêu mến, phải đón nhận và phải sống với chính
“Lời” mà Chúa đã mạc khải trong Kinh Thánh.
-
Con người đó cần phải có những giây phút nếm cảm được niềm vui, nỗi buồn, hạnh
phúc và đau khổ trong những cuộc tìm kiếm. Chính trong thinh lặng sẽ giúp người đó tiến sâu vào cảm nghiệm và đi
đến sự kết hiệp với Thiên Chúa.
Có như thế, thì ngôn ngữ của tác phẩm đó sẽ
được thanh thoát, có sức sống nội tâm, sẽ cảm thấy được cái “thì thầm”, cái
“giao cảm” của mình với Thiên Chúa. Và khi có ai đọc những tác phẩm đó, họ không những có
cùng cảm nhận mà còn có thể tìm thấy chính họ trong đó nữa.
Để kết thúc phần chia sẻ Sự gắn
bó giữa Tin Mừng và cuộc sống trong Thi Ca Cầu Nguyện, tôi
xin mượn câu hỏi của Nhà thơ Linh Mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung đã từng thao thức
và đặt ra cho mình, đó là:
- Tại sao nền văn chương nghệ thuật “đời” ở Việt Nam phát
triển như vũ bão trong những thế kỷ qua, còn trong Giáo hội Công giáo
Việt Nam, khu vườn văn học nghệ thuật sao mà đìu hiu đến thế! Liệu phải
chăng, ở Việt Nam, người ta vẫn còn lẫn lộn giữa hai thứ ngôn ngữ thi ca
và ngôn ngữ thần học. Và vì thế, bao giờ thi ca cũng dễ dàng bị “phán xét”
qua lăng kính thần học khiến thi ca và nghệ thuật khó có đủ dưỡng khí để
mà tồn tại và phát triển?
Có lẽ đây cũng chính là câu hỏi cho những
ai yêu mến Tin Mừng và Thi ca.
Antôn Pađôva Mặc Trầm Cung
- Các bút danh khác: Hạt Nắng ; Bâng Khuâng Chiều Tím ; Nắng Sài Gòn ; Hạc
Trắng ; M. Madalena Hoa Ngâu ; Monica Lệ Thi.
Bài
chia sẻ 3 : tác giả Lê Hồng Bảo
Trọng kính quý Đức
Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ, quý tác giả và toàn thể quý vị.
Trước khi đến đây,
con có nói đùa với tác giả Nguyễn Thế Hùng, cựu chủng sinh TCV Sao
Biển đàn anh của con: “Thơ của anh biếu chạy lắm!” Đó là thực trạng
chung hiện nay. In thơ ra chỉ để biếu, chứ bán không ai mua! Vậy mà
vẫn có một người luôn thao thức việc… xuất bản Thơ, mà lại không
phải là thơ của mình. Người mà ai cũng biết là ai đó rồi!
Năm 2007, sau khi
xuất bản tập Kinh Trong Sương với 15 tác giả. Cha Trăng Thập Tự có
một dự án khiêm tốn là mỗi năm sẽ cố gắng gom cho được 15 tác giả
để ra từng tập. Sau đó, Cha gợi ý cho anh Cao Huy Hoàng mở trang Đồng
Xanh Thơ trên mạng Dũng Lạc và đầu năm 2008, chúng con có dịp họp mặt
đầu tiên tại TGM Phan Thiết. Chỉ với khoảng ba chục anh chị em nhưng
chúng con đã thấy một sự khởi sắc thấp thoáng đâu đó cuối chân
trời.
Có những người chỉ
mới tập tành làm thơ Đạo nhưng rất hứng khởi. Song song với việc đó,
Cha Trăng Thập Tự còn tổ chức các cuộc thi viết như Sen Giữa Lầy
& Nhánh Huệ Nước Trời nhằm tìm kiếm thêm nhiều tác giả. Thật ra,
cũng như Hàn Mặc Tử, phần đông chúng con đều biết làm thơ tình trước
khi làm thơ Đạo. Và cũng như Hàn, nhờ thơ Đạo mà chúng con trở nên
thăng hoa hơn.
Con có một anh bạn
thơ, mỗi khi có người giới thiệu một bạn thơ mới, anh thường nói:
“Thêm một người làm thơ, cuộc đời bớt đi một thằng lưu manh.” Đó là
cách nói có phần hơi yếm thế của anh, nhưng chúng con cũng nghiệm ra
rằng, nhờ làm thơ Đạo mà cuộc sống tinh thần và tâm linh của chúng
con thăng tiến hơn. Thiết nghĩ, đó cũng là mong ước của Chúa, của
Giáo Hội và của các vị mục tử.
Từ đó cho đến khả
năng làm ngôn sứ bằng ngòi bút còn cả chặng đường dài phía trước,
chúng con cần phải am hiểu về Lời Chúa, về Tín Lý, về Giáo huấn
của Giáo Hội… Thiết nghĩ, điều đó cũng còn nằm trong thao thức của Cha
Trăng Thập Tự.
Trong 3 tập Có Một
Vườn Thơ Đạo xuất bản năm 2012, có sự góp mặt của 139 tác giả, trong
đó có 51 tác giả là giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ. Chiếm 37%.
Số còn lại thì hết 2/3 là cựu chủng sinh, tu sĩ (tu xuất).
Trong tập 5 này thì
tỷ lệ đó đã thấp hơn. Trong 46 tác giả, có 5 linh mục và 6 tu sĩ.
Chiếm 24%. Tu xuất chưa đến ¼ số tác giả còn lại, tức là: 8/35.
Điều đó nói lên
rằng, làm thơ Đạo thực sự là một nhu cầu mục vụ hiện nay. Từ hàng
giáo sĩ, những người cầm bút hàng ngày, giờ đã lan tỏa rộng đến
tầng lớp giáo dân phổ quát.
Nhìn lại Kinh
Thánh, chúng con cũng nhận thấy vai trò của thi ca trong các sách Khôn
Ngoan, Châm Ngôn, Diễm ca và các Thánh Vịnh… Và hiện nay, vẫn có một
số nhạc sĩ Công giáo sáng tác Thánh ca phổ từ thơ Đạo của một số
tác giả hiện ngồi đây. Tất nhiên, với điều kiện ca từ phải đáp ứng
được các yếu tố về Tín Lý & Phúc Âm.
Chúng con ước mong
rằng, trong tương lai gần, hàng giáo phẩm Việt Nam sẽ có kế hoạch
quan tâm, hướng dẫn, dìu dắt những người làm Thơ Đạo cũng như điều
đã làm với các nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca.
Bởi vì, Thơ chúng
con làm ra để dâng tặng. Nói nôm na là, để biếu chớ không phải để
bán!
Con xin hết.
CHIA SẺ 4. Jos. Cao Thái
Trọng
kính Quý Cha,
Kính thưa Quý vị quan khách,
Quả thật Ơn Chúa chiếu giãi ở khắp mọi nơi. Ngay tại các trang
mạng của giới Công Giáo ta hầu như luôn cảm nhận được những nỗi niềm rưng rức
và giao cảm, nối ta vào lãnh nhận Ơn Thánh.
Năm năm trước, một đêm lang thang trên mạng cố tình tìm kiếm các
tài liệu suy niệm về đức tin Công Giáo, con đã lạc vào trang Dũng Lạc (hiện nay
đã đóng cửa), rồi được vào các trang cầu nguyện online khác. Chính từ đây con
quyết định “sống thử và hoạ thử ” bài thơ đầu tiên với “Sen Giữa Lầy”. Chút thơ
Đường lơ mơ đã quên lãng từ hơn 30 năm trước thời học lớp 8 nay bắt đầu thức
dậy.
Vì sao con quyết định “sống thử với bài thơ” vì đó là bài thơ ca
ngợi các nhân đức nơi Mẹ Maria. Con cũng muốn tập tành ca ngợi Mẹ.
Rồi cứ thế Ơn Thánh dẫn dắt con nhập cuộc với Cộng Đoàn Đồng
Xanh Thơ Sài Gòn (ĐXTSG) đã giúp con có cơ hội “cọ xát” với các anh chị lớn
tuổi để vượt qua các trở ngại về tâm lý và xã hội, để cùng hướng về Cha Trên
Trời qua các buổi chầu Thánh Thể rồi được đúc kết qua những vần thơ.
Con là một người may mắn được thụ hưởng những hoa trái từ công
sức của tiền nhân. Con cũng cảm nhận tính thánh thiêng của Đức Vâng Lời. Có tập
sống lòng Vâng lời thì mới có thể đón nhận Ơn Gọi, cụ thể ở đây là Ơn Gọi tiếp
bước cha anh cộng tác xây dựng nền văn học Công Giáo, ít nhất qua việc học hỏi
và trau dồi văn hoá Công Giáo hằng ngày. Giữa bộn bề công việc phục vụ cho xã
hội và cho gia đình, Ơn gọi này đã chiếm lấy hầu hết thời gian còn lại của con
và ngược lại Ơn Gọi đó cũng đang trao tặng con biết bao niềm vui và hạnh phúc
trong Chúa.
Quả thực cầu nguyện với Chúa bằng thơ là lời cầu nguyện chậm
nhất, kỹ nhất, kiên trì nhất và không có ai khác lọt vào làm chia trí. Còn hơn
thế, khi con cầu nguyện bằng thơ thì bao trời, trăng, mây, sao, mưa, dông, gió,
bão với bốn mùa, với thiên nhiên, với cả hoàn vũ quyện cùng toàn bộ quá khứ,
hiện tại, cũng như những dự phóng tương lai đều ập đến giúp việc cho con được
chu tất lời cầu nguyện. Thơ ca đã đánh thức con dậy với hằng trăm lý do để viết
ra lời cầu nguyện.
Con tự hỏi bản thân rằng: mình đã và đang được hưởng những ơn
huệ này, còn các bạn trẻ, và cả các bạn trung niên nữa cũng đang ngày đêm vùi
đầu vào face book thì sao đây? Qua hai sự kiện gần đây do Trung Tâm Mục Vụ TGP
Sài Gòn tổ chức với sự cộng tác của nhóm giáo dân trong Cộng Đoàn ĐXTSG bao gồm
đợt phát hành Tập Thơ Lấp Lánh Sương Mai, ngày 23/06/2015 và Thi tập chuyên
đề về Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu với công cuộc truyền giáo, ngày
3/10/2015, chúng ta đã thấy rất rõ sự nhiệt tình hưởng ứng tham dự và đóng góp
bài vở, dịch thuật từ các giáo dân và cả từ các Linh mục và Tu sĩ Nam Nữ.
Chuyển ngữ các bản thơ gốc của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu từ
tiếng Pháp sang tiếng Việt, do các thành viên ĐXTSG thực hiện quả là một công
việc thú vị tràn đầy linh hứng và giao cảm ngôn ngữ thánh thiêng.
Có ít nhất hai nữ tu thuộc hai Cộng đoàn đã ngỏ ý với Ban Chủ Nhiệm
ĐXTSG sắp xếp thời gian cử người về hướng dẫn cho các chị em trong Dòng được
học về thơ cầu nguyện. Có ba chị bạn, đều đang có chức nghiệp xã hội, sau hai
buổi hội ngộ thơ trên, đã bắt đầu dành thời gian học viết thơ cầu nguyện.
Trang mạng của ĐXTSGN được mở ra đã hơn ba năm tuy hoạt động
chưa nhiều, do con quản trị còn kém cỏi quá, nhưng cũng đã cho thấy một nhu cầu
rất lớn của các anh chị em cầm bút, cần có những nơi để hội tụ và cần được dẫn
dắt.
Trang mạng còn là nơi gánh vác việc tập hợp các thành tựu văn
học Công Giáo trong các lãnh vực văn, thơ, khảo cứu… Có biết bao các nhà thơ
Công Giáo đã qua đời là những linh mục, tu sĩ nam nữ đã để lại biết bao tác
phẩm thi ca giá trị. Nếu có nhiều chuyên trang văn học Công Giáo được thiết lập
bởi giáo dân và được các đấng bản quyền cổ vũ ủng hộ quan tâm, đó sẽ là những
chỗ dựa ban đầu để Giáo Hội Công Giáo Việt Nam suy tư về một Chuyên Trang Chính
Thống Văn học Công Giáo. Lợi ích có được từ đây sẽ thật là lớn lao.
Hiện nay ngoài đời đã có cơ man nào những chuyên trang thơ văn
Việt Nam của cá nhân, của Câu Lạc Bộ, trong nước và hải ngoại. Các tôn giáo
bạn, như Hội Thánh Tin Lành cũng đã đang khởi sắc về vấn đề này.
Qua cuộc hội ngộ tại Quy Nhơn 18-19/8/2015 vừa qua, và qua buổi
gặp mặt giữa những người yêu văn học Công Giáo riêng thuộc Giáo Tỉnh Sài Gòn,
đã diễn ra tại làng Sông trưa ngày 19/8, con đã thấy được sự quyết tâm và mong
muốn cộng tác của anh chị em (ACE) với Giáo Hội trong các hoạt động này. Như là
một kết quả, đã có hai Nữ Tu trẻ dự giải Viết Văn Đường Trường đã bắt đầu cộng
tác gởi về các thi phẩm do chính tay các Dì viết ra từ những ngày tập tễnh vào
nhà Dòng. Rồi cũng đã có ít nhất 5 nhà thơ Công Giáo tận các tỉnh cao nguyên
hằng ngày đang gởi bài về cho trang Dongxanhthosaigon.com.
Nền văn học Kitô Hữu được hình thành từ đời sống cầu nguyện.
Phải chăng cầu nguyện là một đời lao động khổ luyện để tiến
dâng, tiến dâng lên Thiên Chúa Cha lễ vật chiêm nghiệm của loài thọ sinh, con
Cha! Vậy cầu nguyện có phải là hoạt động chính tắc và chủ động để ta lần bước
trong Ơn Thánh mà được đến gần và biến đổi trong “hành trình về Nhà Cha trên
trời”? Chẳng phải các hoạt động đó mới thực sự xây nên một nền văn hoá Kitô
giáo sao? Cơ đồ của một nền văn học mang tính “Kitô Hữu” thật sự sẽ chẳng bao
giờ bị mai một và huỷ diệt, bởi nó là dây tơ, là mầm lá, là nhựa sống… nơi mỗi
nhân vị mà Thiên Chúa đã dày công tạo thành, đang vươn lên hướng về những giá
trị vĩnh hằng mà chỉ có được từ cội nguồn Tình Yêu của Thiên Chúa.
Để được gọi là một rừng cây, ta không thể loại bỏ những gì thuộc
về nó: một chiếc lá khô mục nát, một cành con đã gẫy đổ. Vậy một lời thơ mộc
mạc, một áng văn giản dị được viết ra để dâng lên Thiên Chúa, cũng không thể
thiếu được trong việc hình thành và tiếp bước hành trình “Văn học Ki-tô giáo” này.
Đây đích thị là công cuộc tiếp bước từ thượng nguồn của Cựu Ước,
của Tân Ước và cũng của những ngàn năm trưởng thành Đức Tin Ki-tô Giáo đã qua
và tiếp tục.
Ta có thể gọi đó là Nền Văn Học Thiên Đàng.
Giuse Cao Thành Thái
(Dã Tràng Cát)
Lời cám ơn :
Nhà thơ Mạc Tường - đại diện cha
Trăng Thập Tự Quy Nhơn
(còn đang viết tiếp, quý thân hữu có bài xin gửi ngay để HQ.tổng biên trình quý cha và cộng đoàn về hình ảnh, quý vị có xin gửi bổ xung, các hình trong đây chỉ là minh họa chưa được lưa chọn chính xác)
Bài tường trình tổng kết về Lễ Kỷ niệm 75
tinh hoa <tinhhoa39@yahoo.com>
Ðến
trangthaptu
khanhvo nhipcautamgiao@gmail.com quốc văn
phạm giusevuhuuhien@gmail.com
CC
Cha Tien Loc nguyen Chấn nguyễn Lưu
Tran
Hôm nay vào lúc 9:16 PM
Trong niềm hân hoan sau một ngày
sinh hoạt văn hóa hạnh ngộ thật nồng thắm tại TT-MV-TGP-Saigon,
Chúng con
Ban Chủ nhiệm và Ban Biên Tập
ĐXT-Saigon đã có bài tổng kết về :
Thánh lễ kỷ niệm 75 năm nhà
thơ Hàn Mạc Từ qua đời và buổi sinh hoạt giao lưu gặp gỡ các nhà thơ Công giáo
3 miền để chia sẻ và cũng là phát hành tập thơ ;
"CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO V
"
Nay kính trình quý cha xem xét và
hướng dẫn chỉnh sửa, gia giảm đề bài văn được hoàn thiện hơn.
Nguyện xin Chúa luôn gìn giữ
và nâng đỡ quý cha và cộng đoàn chúng con
Emmanuel
Tm. BCN-ĐXT-Saigon
Jos. Hương Quê
LỄ KỶ NIỆM 75 NĂM NHÀ THƠ HÀN MẠC TỬ Qua đời
hàn mạc tử và hành trình tiếp bướ
Từ 13 giờ, thứ
Bảy 14-11-2015, Ban tổ chức Đồng Xanh Thơ Sàigòn hân hạnh đón tiếp Quý cha, Quý
tu sĩ, Quý tác giả và Quý văn nhân thi hữu từ ba miền đất nước cùng về tại
Trung Tâm Mục Vụ TGP Sàigòn để tham dự lễ kỷ niệm 75 năm nhà thơ Hàn Mạc Tử qua
đời và hành trình tiếp bước của các nhà thơ Công giáo trong việc loan báo Tin
Mừng. Đây là buổi lễ không chỉ để cầu nguyện, tưởng niệm, vinh danh “Thi sĩ của
đạo binh Thánh giá” và các văn nhân, thi sĩ Công giáo đã ly trần nhưng còn là
một dấu nhấn cho sự vươn lên của các thế hệ sau trong tiến trình mục vụ văn hóa
Công giáo dân tộc.
Đúng 14 giờ,
thánh lễ cầu nguyện bắt đầu với sự chủ tế của Linh mục Phanxicô Xaviê Bảo Lộc
và các linh mục đồng tế, Lm. Hilario Hoàng Đình Thiều, Lm. Gioan Baotixita Trần
Văn Thọ, Giáo phận Sàigòn, Lm.Gioakim Nguyễn Đức Quang, Giáo phận Quy
Nhơn cùng với sự tham dự của hơn 100 giáo hữu là
các nhà thơ, nhà văn, thân hữu, thân nhân và tác giả từ khắp nơi của 3 Tổng
giáo phận trên đất nước.
Trong bài
giảng thánh lễ tạ ơn hôm nay, cha chủ tế đã nhấn mạnh đến việc Hàn Mạc Tử là
một nhà thơ trẻ tiên khởi của Giáo hội Công giáo Việt Nam đã sớm có một tâm hồn
cao cả và say mến đạo, sùng kính Chúa và Đức Mẹ cách đặc biệt. Thi sĩ Hàn Mạc
Tử không chỉ làm thơ mà còn viết văn, làm báo và có một tình cảm rất thắm đậm
với các bạn hữu, có những sinh hoạt cá biệt khác hẳn đời thường, nhiều khi bị
người đời hiểu sai ý nghĩa…
Cuộc đời của
thi sĩ tài hoa ngắn ngủi nhưng lại là một hành trình chan chứa nỗi đau với một
niềm vui thánh thiêng và ý nghĩa, nhất là khi thi sĩ cảm nghiệm và trân quý nỗi
đau của mình như là ánh sáng soi rọi trên con đường của các thi nhân thuộc về
Đức Kitô. Qua các tác phẩm của ông đã có thể thấy đầy đủ về một thi sĩ
của đức Tin, Cậy, Mến và các loại hình nghệ thuật thi ca Công giáo trọn vẹn,
xứng đáng là một tiêu biểu cho người làm thơ Công Giáo trong dòng Văn Học Việt
Nam…
Sau Thánh lễ
là phần tham luận và chia sẻ của các tác giả về Hàn Mạc Tử và hành trình tiếp
bước.
Nhà thơ và nhà
nghiên cứu Lê Đình Bảng đã nói với tất cả nỗi lòng và tâm huyết của mình về
việc tưởng niệm Hàn Mạc Tử và nỗi trăn trở còn đó trong mục vụ văn hóa dân tộc.
Với 3 vấn đề nêu ra cách thiết thực – Tưởng niệm để nhắc lại điều gì? Tưởng
niệm để nói lên điều gì và tiếp bước là tiếp bước điều chi ?
- Tưởng niệm là
để nhắc lại một “Người của văn học – Hàn Mạc Tử”, một người từng được cho là
nhà thơ điên, nhà thơ bí hiểm trong giai đoạn thơ mới (1932 – 1945) nhưng
“điên” như Hàn Mạc Tử quả là khó lắm (1938). Thơ Hàn Mạc Tử khó hiểu, khó đọc.
Thế nhưng nhà thơ Hoài Thanh đã từng chép thơ và thuộc lòng thơ Hàn Mạc Tử. Từ
đó cho chúng ta một nhận định là hãy tìm hiểu thêm nữa cái hay, cái mới và
những giá trị cao quý trong thơ Hàn Mạc Tử, nhất là các giá trị về tâm linh.
- Suốt giai đoạn
1938 -2015, Hàn Mạc Tử vẫn là một sự kiện được nhắc đến nhiều nhất trên mọi
loại hình nghệ thuật như kịch, phim, thơ, văn và nhạc…
Như thế, chúng ta tưởng niệm một
sự kiện đáng tưởng niệm.
- Tưởng niệm Hàn
Mạc Tử để nói lên một điều đau đáu nhưng là thực trạng hiện nay: “người làm thơ
Công giáo” khác với “người công giáo làm thơ”.
Muốn làm thơ Công giáo, làm thơ
Đạo quả là khó vô cùng, bởi vì cần phải đọc Thánh Kinh, phải sống thật sự với
Tin Mừng và nhất là phải “đau trong lòng” và “sạch trái tim” như Hàn Mạc Tử mới
mong làm thơ Đạo và làm thơ hay. Ý nghĩa của việc tưởng niệm nằm ở vấn đề này.
- Hầu như hiện
nay chỉ dừng lại là “người công giáo làm thơ”. Tất cả cần cảm nghiệm đức
Tin trong thăng trầm cuộc sống, trong việc suy niệm và sống Tin Mừng. Qua việc
tưởng niệm này, chúng ta cần nhìn lại thực trạng để vươn lên trong chiều kích
mới.
- Việc tiếp bước
mang ý nghĩa sâu sắc hơn đối với chúng ta, những người Công Giáo thế hệ sau của
Hàn mạc Tử. Bởi vì trong cái nhìn của văn đàn dân tộc, thi ca Công giáo hiện
nay chỉ có Hàn Mạc Tử.
- Việc nhìn nhận
này là thực trạng phản tỉnh cho người Công giáo Việt nam. Thật tiếc thay!
Qua bao năm mục vụ văn hóa Công giáo vẫn lặng lẽ và những nhà thơ Công Giáo vẫn
cô đơn trên dấu bước của mình. Giáo hội Công Giáo Việt Nam hình như “quên” văn
hóa dân tộc và các nhà thơ Công giáo phải tự định hướng cho sự phát triển tự
phát của thi ca Công giáo trên văn đàn đất nước. Sự tiếp bước phải có Chúa, có
Giáo hội, chứ không phải chỉ là những dấu chân đơn lẻ của các nhà thơ.
Tiếp đến PGS.
TS Nguyễn Hữu Sơn giới thiệu thơ văn Hàn Mạc Tử vừa tìm thấy trên báo Công
Luận. Trong phần dẫn nhập, ông xác định hoài bão và ước mơ của một người làm
công tác nghiên cứu và phê bình văn học như ông đó là tìm hiểu người đương thời
Thơ Mới bàn về Thơ Mới (1932 – 1945). Miền Bắc trước đó đã từ bỏ dòng văn học
Thơ Mới, trong khi Miền nam phát triển liền mạch. Việc gián đoạn và tìm hiểu
lại dòng Thơ Mới là sự thách thức đối với các nhà thơ và các nhà lý luận văn
học trước đó và hiện nay. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn đã cất công tra cứu nhiều thời
gian tại Thư viện Quốc gia Hà Nội và đã tìm ra 76 bài thơ mới của Hàn Mạc Tử in
trên báo Công luận trong đó có những bài như “Nhàn” – ký tên Hàn Mặc Tử tháng
6/1923, “Phút Mơ Màng” – ký tên Lệ Thanh, tháng 3/1935, “Hình Ảnh Xưa” – ký tên
Phong Trần, 02/09/1938… 50 bài thơ đã được công bố trên tạp chí Thơ số 1&2,
2014 của Hội Nhà văn Việt Nam. Đây thực sự là tài liệu quý cho việc tìm hiểu và
khám phá những cái mới của Hàn Mạc Tử.
Tiến sĩ Nguyễn
Hữu Sơn cũng đã đọc bài thơ “Nhàn” của Hàn Mạc Tử như đại diện cho các bài thơ
mới vừa tìm được.
NHÀN!
Cổ nhơn hát: Vô sự tiểu thần
tiên
Trăng gió ấy, nước non này thật
hữu duyên
Nước hồ sen thuyền lan bơi một
lá
Hái hoa sen đem về dâng cho ả
Thú yên hà say tỉnh một đôi
chung
Chém lượn sóng nhớ đến khách anh
hùng
Phú Xích Bích ngâm nga hừng chí
lạ
Cầu thệ thủy mỹ nhân nào ngắm
đó?
Quán thu phong còn hẹn gặp nhau
kia
Bước nhàn du chơi đã chán chê
Mình nhớ lại mấy năm về trước
Trời ghen ghét bắt làm cho được
Hai bàn tay trắng trả nợ non
sông
Bây giờ đây lòng đã sạch lòng
Túi thơ văn rờ lại thử còn hay
mất!
Ờ ờ lưu lạc, phong trần còn dính
chặt
Mở phăng ra để vịnh một đôi
chương
Ngoảnh đầu xem: hoa ké né,
nguyệt chán chường
Không lẽ thờ ơ thành phụ bạc?
Chưa hết công danh giả đò về
Kiếm Các
Ông Trần Đoàn mới thật tiêu dao
Người Nghiêm Tử khí tượng lại
anh hào
Giúp vực Hán sợi tơ còn để tiếng
Không thèm vinh hoa, thích nhàn
là sướng
Danh lợi mà chi, phú quý ấy mà
chi!
Bên hoa nhắm rượu, dưới nguyệt
ngâm thi
Kế tiếp Nhà thơ Trần Quang Chu,
tác giả hai tập sách “Đi tìm tác phẩm Lệ Thanh thi tập của Hàn Mạc Tử” và“Nét
Khải huyền trong đời và trong thơ Hàn Mạc Tử”, đã chia sẻ hành trình
sưu tầm và biên khảo với nội dung: một là giới thiệu những bài viết mới có giá
trị về nhà thơ Hàn Mạc Tử, cách riêng là những bài giúp khắc họa chân dung Kitô
hữu của ông; hai là thực hiện ấn bản có hiệu đính toàn bộ những tác phẩm của
Hàn Mạc Tử hiện còn giữ được.
Từ năm 1965, tác giả đã mê thơ
Hàn Mạc Tử và chép tay được một số thơ Hàn Mạc Tử, đánh máy lại và còn lưu giữ
tới hôm nay. Trong hai năm (1968- 1970) tại trường Đại học Văn khoa – Huế, tác
giả đã tham gia nhóm sưu tầm thơ Hàn Mạc Tử và thu thập và đánh máy xong hầu
như toàn bộ thơ Hàn Mạc Tử đang lưu hành thời bấy giờ. Đến năm 2012, tác giả
may mắn được anh Đoàn Đức, một người bạn trong nhóm sưu tầm thơ Hàn Mạc Tử thời
ấy cung cấp 5 trong số những tập thơ Hàn Mạc Tử đánh máy quý giá năm xưa. Đó là
các tập: Gái quê, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ
điên (đau thương), Thượng thanh khí và Cẩm châu duyên. Càng may
mắn hơn, trong quá trình tìm kiếm tư liệu tác giả đã được PGS.TS Nguyễn
Hữu Sơn cung cấp 76 bài thơ và 12 bài văn của Hàn Mạc Tử phát hiện trên
báo Công luận, lưu trữ trong Thư viện Quốc gia Hà Nội. Tất cả
việc sưu tập này nhằm hiệu đính toàn bộ những tác phẩm của Hàn Mạc Tử.
Tác giả Trần Quang Chu tiếp tục
chia sẻ Nét khải huyền trong đời và trong thơ Hàn Mạc Tử. Vâng, thơ Hàn
Mạc Tử, đặc biệt là những bài thơ đạo phảng phất hương vị của Khải
huyền, thần thiêng và linh thánh. Đơn cử như bàiSay thơ có
thể nói như là một bài ca Khải huyền thu gọn. Vì thế, việc khắc họa chân dung
Kitô hữu của Hàn Mạc Tử, ngoài nhan đề, những bài viết mang tính Khải huyền
tiêu biểu đó là: Say thơ – Bài ca Khải huyền, Lời tuyên tín và
Hoa Ưu Đàm trong vườn hoa Mân Côi...
Tiếp nối chương trình, Lm.
Gioakim Nguyễn Đức Quang đã giới thiệu Có Một Vườn Thơ Đạo (CMVTĐ), tập 5 “Bay
Tới Cõi Thiên Đàng” như là hành trình tiếp bước. Thật ra, không phải đến hôm
nay với quyển 5 của bộ sưu tập CMVTĐ mới có chuyện tiếp bước. Ba quyển số 2, 3
và 4 của bộ sưu tập đã giới thiệu 140 khuôn mặt tiếp bước Hàn Mạc Tử từ sau
ngày nhà thơ qua đời.
Gần đây, năm 2010, là cuộc thi xướng họa thơ Đường “Sen Giữa
Lầy” rồi năm 2011, cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” đã được tổ chức, để quy tụ và
làm nổi rõ những cây bút đang tiếp bước từ khắp nơi. Hai nhà nghiên cứu Nguyễn
Hữu Sơn và Trần Quang Chu cũng nhắc chúng ta nhớ Hàn Mạc Tử không chỉ là nhà
thơ mà còn là nhà báo, là một tác giả văn xuôi.
Vì thế, sau khi phát hành 4
quyển CMVTĐ để mừng kỷ niệm 100 năm sinh nhật nhà thơ, các anh em trong ban Mục
vụ văn hóa Giáo phận Qui Nhơn đã chuyển sang đẩy mạnh sự tiếp bước về văn xuôi.
Cuộc thi “Viết văn đường trường” ra đời, kéo dài 6 năm liền, nhắm đến các tác
giả dưới 40 tuổi để tìm kiếm các tác giả trẻ cho nền văn xuôi công giáo sau
này. Cuộc thi đường trường được phát động nhân cuộc họp mặt kỷ niệm sinh nhật
thứ 100 của nhà thơ, ngày 21 và 22 tháng 9, 2012. Từ đó, Ban Tổ chức đã chọn
ngày 21-22/9 hằng năm làm ngày trao giải và cũng là ngày họp mặt của giới cầm
bút Công giáo.
“Bay Tới Cõi Thiên
Đàng” quy tụ 46 tác giả với 293 tác phẩm, dày 482 trang. Các tác giả trong
tuyển tập được xếp theo thứ tự năm sinh. Sau tập 5 này, bộ sưu tập sẽ được tiếp
tục với quyển thứ 6, dự kiến sẽ ấn hành vào mùa hè 2016, với một vài tác giả ở
độ tuổi 20. Hy vọng rằng từ quyển thứ 6 trở đi ngày càng có thêm nhiều tác giả
trẻ. Đây mới thực sự là chương trình tiếp bước, là trách nhiệm của các Ban Mục
vụ văn hóa các Giáo phận. Cuộc vận động này là một chương trình lâu dài, đòi
hỏi phải kiên trì và đầu tư nhiều mặt, đòi hỏi phải có sự cộng tác của nhiều
người cùng chung tay góp sức.
Chính các tác giả trẻ mới là
tương lai của nền thi ca Công giáo sau này nói riêng, và là tương lai của Giáo
Hội nói chung. Các tác giả trẻ sẽ kế thừa những truyền thống của cha ông, đóng
góp sức trẻ cho công cuộc Loan báo Tin Mừng của Hội thánh.
Nhà thơ Hương Quê chia sẻ Những
bước tiến và thách đố của Đồng Xanh Thơ Sàigòn trong hoạt động mục vụ văn hóa,
trong đó nêu bật những khó khăn và thách đố
- Việc mời gọi
các thành viên có cùng chung một chí hướng để tham dự và sinh hoạt về thi ca
truyền giáo là một vấn đề nan giải. Hầu hết mọi người vẫn thích hoạt động sáng
tác theo cách cá nhân, ngại va chạm và ngại sự góp ý chân thành.
- Việc sinh hoạt
văn hóa dễ dẫn đến những quan điểm trái chiều và việc bảo thủ làm tê liệt tính
xây dựng của cộng đoàn. Nếu người chủ xướng không có tinh thần khiêm nhu và
chịu đựng, hy sinh và mẫu mực sẽ khó tránh khỏi những va chạm đổ vỡ và dễ đi
đến tan rã.
- Việc chỉ dựa
vào tài năng, sở trường, vật chất mà không có tấm lòng tín thác vào Thiên Chúa
và không lắng nghe là những rào cản cho việc cộng tác chung.
- Việc cần Quý
Mục tử linh hướng cho Nhóm Thi ca Công giáo là vấn đề hết sức quan trọng và rất
thiết thực nhằm tạo được sự gắn kết của cộng đoàn, xây dựng tiếng nói chung cho
việc sáng tác hài hòa và có mục tiêu, phát triển thi ca theo đúng đường hướng
Giáo Hội và thu hút nhân lực, đồng thời tạo được sự phổ cập văn hóa Công giáo
cho cộng đồng Dân Chúa.
- Việc tiếp cận
thi ca Công giáo với giới trẻ còn rất khiêm tốn. Thi ca Công giáo hầu như chưa
có chỗ đứng trong văn hóa đọc của giới trẻ Công giáo, đặc biệt tại Tổng giáo
phận Sài Gòn.
Những trăn trở về phát triển thi
ca truyền giáo, thu hút thành viên và nhất là việc truyền đạt thi ca trong
cộng đồng Dân Chúa thật sự là thách đố lớn cho Đồng Xanh Thơ Sài Gòn.
Nếu được sự quan tâm và nâng đỡ của Quý Mục tử từ Giáo phận đến Giáo xứ,
từ sự cộng tác của Quý tu sĩ, giáo lý viên, các thành viên của các hội đoàn
Công giáo… thì những sinh hoạt kể trên mới có cơ hội phát triển và lan rộng, và
ở đây cũng không thể thiếu vắng sự cầu nguyện liên lỉ để nài xin ơn Thiên Chúa
chúc lành trên mọi hoạt động của chúng ta.
Nhà thơ Mặc
Trầm Cung chia sẻ suy tư về “Sự gắn bó giữa Tin Mừng và cuộc sống trong Thi ca
cầu nguyện”. Tác giả đưa ra vấn nạn và phương cách giải đáp rất đơn giản và cụ
thể.
- Đọc Tin Mừng để làm thơ, có
phải là thơ Tin Mừng không?
- Cầu
nguyện để làm thơ, có phải là thơ cầu nguyện không?
Theo tác giả, câu trả lời là “Không”, vì mục đích của người đó là để “làm thơ”; trong khi Tin Mừng là để sống, một sự sống tìm kiếm chân lý, tìm kiếm
ơn cứu độ, và cầu nguyện là sự
giao thoa cảm xúc của tâm hồn con người hướng về một “Ai đó”.
Nếu một bài
thơ thiếu những yếu tố đặc tính của Tin Mừng, thiếu sự gắn bó với một “Ai đó” thì bài thơ đó chưa thể
gọi là thơ Tin Mừng, là Thi ca cầu nguyện.
Vì nếu đọc Tin Mừng chỉ để làm thơ, bài thơ đó sẽ
rất khô khan, cứng nhắc, đó chỉ là sản phẩm của lý trí. Bởi thơ
không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ, vì khi
bước sâu vào chỗ tận
cùng của ngôn ngữ, ta sẽ bắt gặp một dạng ngôn ngữ khác, đó là ngôn ngữ không
lời, ngôn ngữ của “sự thinh lặng”. Nơi đó, ta sẽ gặp gỡ và gắn bó với một “Ngôi
vị” là Thiên Chúa. Tin mừng sẽ hóa giải nội tâm của ta thành cung thánh, thành
cảnh vực thần linh của thi ca.
Là một giáo
dân sống giữa dòng đời, sứ mạng đặc thù của người giáo dân là “tính cách trần
thế”, nên thơ của tác giả cũng mang đặc tính của sắc màu trần thế là những cung
bậc gập ghềnh, sóng sánh, lao xao của những thực trạng đã và đang xảy ra trong
cuộc sống và thế giới xung quanh. Nhưng tất cả những thực trạng đó nay đã được
chiếu soi bằng ánh sáng đức tin, để diễn tả nỗi niềm tâm sự, và nhận ra căn
tính đích thực của mình. Thơ được chiếu soi bởi ánh sáng đức tin đã nhắc nhở
tác giả cần phải bước ra khỏi mình để hòa nhập với cuộc đời, với tha nhân và
với Thiên Chúa.
Vấn nạn tiếp
theo:
- Liệu Thơ và Kinh Thánh có thể hòa quyện được với nhau không?
- Liệu có thể tạo nên một nền Thi ca Công giáo dựa trên Kinh Thánh không?
Theo cảm nhận của tác giả, câu trả lời là “Được”.
- Trước hết đòi hỏi người đó cần một cuộc
hành trình tiến sâu vào nội tâm, phải yêu mến, đón nhận và phải sống với chính
“Lời” mà Chúa đã mạc khải trong Kinh Thánh.
- Người đó cần phải có những giây phút nếm cảm được niềm vui, nỗi buồn, hạnh
phúc và đau khổ trong những cuộc tìm kiếm. Chính trong thinh lặng sẽ giúp người đó tiến sâu vào cảm nghiệm và đi
đến sự kết hiệp với Thiên Chúa.
Có như thế ngôn ngữ của tác phẩm sẽ được thanh thoát, có sức sống nội tâm,
cảm nhận được cái “thì thầm”, cái
“giao cảm” của mình với Thiên Chúa. Và khi ai đọc những tác phẩm đó, họ không những có cùng cảm nhận mà
còn có thể tìm thấy chính họ trong đó nữa.
Để kết thúc phần chia sẻ “Sự gắn bó giữa Tin Mừng và cuộc sống trong Thi Ca Cầu Nguyện”, tác
giả đãmượn câu hỏi của Nhà thơ Linh Mục Phêrô
Nguyễn Thiên Cung đã từng thao thức và đặt ra cho mình, đó là:
“Tại sao nền văn chương nghệ thuật “đời” ở Việt Nam phát triển như vũ bão
trong những thế kỷ qua, còn trong Giáo hội Công giáo Việt Nam, khu vườn
văn học nghệ thuật sao mà đìu hiu đến thế! Liệu phải chăng, ở Việt Nam, người
ta vẫn còn lẫn lộn giữa hai thứ ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thần học. Và vì
thế, bao giờ thi ca cũng dễ dàng bị “phán xét” qua lăng kính thần học khiến thi
ca và nghệ thuật khó có đủ dưỡng khí để mà tồn tại và phát triển?”
Có lẽ đây cũng chính là câu hỏi cho những ai yêu mến Tin Mừng và Thi ca.
Nhà thơ Lê
Hồng Bảo nối tiếp phần chia sẻ với những nhận định lý thú. Cũng như Hàn Mặc
Tử, phần đông người làm thơ đều biết làm thơ tình trước khi làm thơ
Đạo. Và cũng như Hàn, nhờ thơ Đạo mà người làm thơ trở nên thăng hoa
hơn. Thiết nghĩ, đó cũng là mong ước của Chúa, của Giáo Hội và của
các vị mục tử.
Từ đó cho
đến khả năng làm ngôn sứ bằng ngòi bút còn cả chặng đường dài phía
trước, người làm thơ cần phải am hiểu về Lời Chúa, về Tín Lý, về
Giáo huấn của Giáo Hội…
Trong 3 tập
“Có Một Vườn Thơ Đạo” xuất bản năm 2012, có sự góp mặt của 139 tác
giả, trong đó có 51 tác giả là giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ.
Chiếm 37%. Số còn lại thì hết 2/3 là cựu chủng sinh, tu sĩ.
Trong tập 5
này thì tỷ lệ đó đã thấp hơn. Trong 46 tác giả, có 5 linh mục và 6
tu sĩ. Chiếm 24%. Cựu tu sĩ chưa đến ¼ số tác giả còn lại, tức là
8/35.
Điều đó nói
lên rằng, làm thơ Đạo thực sự là một nhu cầu mục vụ hiện nay. Từ
hàng giáo sĩ, những người cầm bút hàng ngày, giờ đã lan tỏa rộng
đến tầng lớp giáo dân phổ quát.
Uớc mong
rằng, trong tương lai gần, hàng giáo phẩm Việt Nam sẽ có kế hoạch
quan tâm, hướng dẫn, dìu dắt những người làm Thơ Đạo cũng như điều
đã làm với các nhạc sĩ sáng tác Thánh Ca.
Tiếp đó, nhà
thơ Cao Thành Thái chia sẻ niềm vui khi mình là một người may mắn được thụ
hưởng những hoa trái từ công sức của tiền nhân, cụ thể ở đây là Ơn Gọi tiếp
bước cha anh cộng tác xây dựng nền văn học Công Giáo, ít nhất qua việc học hỏi
và trau dồi văn hoá Công Giáo hằng ngày. Giữa bộn bề công việc phục vụ cho xã
hội và cho gia đình, Ơn gọi này đã chiếm lấy hầu hết thời gian còn lại của tác
giả và ngược lại Ơn Gọi đó cũng đang trao tặng cho tác giả biết bao niềm vui và
hạnh phúc trong Chúa.
Quả thực cầu
nguyện với Chúa bằng thơ là lời cầu nguyện chậm nhất, kỹ nhất, kiên trì nhất và
không có ai khác lọt vào làm chia trí. Còn hơn thế, khi cầu nguyện bằng thơ thì
trời, trăng, mây, sao, mưa, dông, gió, bão với bốn mùa, với thiên nhiên, với cả
hoàn vũ quyện cùng toàn bộ quá khứ, hiện tại, cũng như những dự phóng tương lai
đều ập đến giúp trái tim chu tất lời cầu nguyện. Thơ ca đã đánh thức nhịp rung
với hằng trăm lý do để viết ra lời cầu nguyện.
Trang mạng của
Đồng Xanh Thơ Sàigòn được mở ra đã hơn ba năm tuy hoạt động chưa nhiều nhưng đã
cho thấy một nhu cầu rất lớn của các anh chị em cầm bút, cần có nơi để hội tụ
và cần được dẫn dắt.
Trang mạng còn
là nơi gánh vác việc tập hợp các thành tựu văn học Công Giáo trong các lãnh vực
văn, thơ, khảo cứu… Có biết bao các nhà thơ Công Giáo đã qua đời là những linh
mục, tu sĩ nam nữ đã để lại các tác phẩm thi ca giá trị. Nếu có nhiều chuyên
trang văn học Công Giáo được thiết lập bởi giáo dân và được các đấng bản quyền
ủng hộ và quan tâm, đó sẽ là những chỗ dựa ban đầu để Giáo Hội Công Giáo Việt
Nam suy tư về một Chuyên Trang Chính Thống Văn học Công Giáo. Lợi ích có được
từ đây sẽ thật là lớn lao.
Tiếp đến, nhà
thơ Cao Huy Hoàng cho biết mặc dù trang mạng Dũng Lạc không còn, nhưng thi ca
Công giáo vẫn đang vươn nở và trang “Thi Ca Cầu Nguyện”, do tác giả đang chuyên
trách, vẫn ra đều đặn với 246 số. Điều này một lần nữa khẳng định những người
cầm bút Công giáo vẫn đang âm thầm dệt thơ bằng chính tiếng lòng của mình trong
công cuộc loan báo Tin Mừng.
Kết thúc
chương trình, Linh mục Px. Bảo Lộc một lần nữa tổng kết lại các ý kiến chia sẻ
của các tác giả và mong muốn việc mục vụ văn hóa cần được sự quan tâm đúng mức
của mọi thành phần trong Giáo Hội.
Tác giả Mạc
Tường đã thay mặt Ban tổ chức cảm ơn mọi người đến tham dự lễ kỷ niệm 75 Hàn
Mạc Tử qua đời và hành trình tiếp bước. Việc hội tụ và gặp gỡ các nhà cầm bút
Công giáo hôm nay là nhịp bước cho văn chương Công giáo ngày mai triển nở, mà
điểm nhấn là việc phát hành tập 6 “Có Một Vườn Thơ Đạo” trong năm 2016.
Sau đó, các
tác giả “Có Một Vườn Thơ Đạo” tập 5 và quý thi hữu đã cùng nhau chụp hình
lưu niệm và giao lưu qua bữa ăn “agape” đầy tình thân thiết.
Đồng Xanh Thơ Sàigòn
No comments:
Post a Comment