Bài chia sẻ của Cha Phêrô gửi nội dung trên email
Nhân đọc giáo huấn của Đức Giáo Hoàng
Tôi vẫn băn khoăn tự hỏi sao đời sống kitô hữu của bản thân mình cứ trì trệ mãi, sao công việc truyền giáo không tiến bộ gì bao nhiêu ! Số người tín hữu ở Giáo Phận Cần Thơ chưa tới bốn phần trăm ! Tỷ lệ thấp nhất trong cả nước !
Tôi đọc được bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước các giám mục Brazil trong dịp Đại hội Giới trẻ vừa qua. Ngài khẳng định những tín đồ Công giáo bình thường đơn giản là không hiểu được những ý tưởng cao siêu, và họ cần nghe những thông điệp đơn giản hơn về sự yêu thương, tha thứ và nhân từ, vốn là cốt lõi trong niềm tin của Công giáo.
Đức Giáo hoàng nói tiếp : “Nhiều thời điểm chúng ta mất đi những con người bởi họ không hiểu những gì chúng ta đang nói, bởi chúng ta đã quên ngôn ngữ của sự đơn giản và dung nạp trí tuệ xa lạ với những tín đồ của chúng ta” .
Tôi thấy sáng ra. Vấn đề ở đây !
Nói trắng ra chính tôi cũng không hiểu những điều tôi nói huống chi là những người nghe tôi nói !
Tôi nhớ câu giáo lý căn bản nhất ai cũng thuộc ngay từ khi mới bắt đầu học giáo lý : ”Hỏi có mấy Mầu nhiệm chính trong đạo ? Thưa có ba Mầu nhiệm chính : một là Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, hai là Mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, ba là Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc “.
Nói là ba, nhưng thật ra cũng chỉ là một : Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Câu trả lời chính xác nhưng quá trừu tượng, quá khó hiểu, học hoài cũng không hiểu ! Kết quả là đa số né tránh nói đến Mầu nhiệm nầy, thôi để dành cho những nhà thần học đi ! May mỗi năm chỉ có một ngày lễ Chúa Ba Ngôi, mà tôi còn không biết giảng cái gì, nếu có nhiều lễ Chúa Ba Ngôi thì giảng sao đây và có ai hiểu gì không ?
Nhưng nói vậy là không đúng. Đâu phải chỉ có một lễ Chúa Ba Ngôi trong năm. Mỗi ngày đều là lễ Chúa Ba Ngôi ! Vì đó là Mầu nhiệm chính, là mầu nhiệm căn bản mà ! Bằng chứng là trước khi làm việc gì, nhất là trước khi dự Thánh lễ, chúng ta đều làm dấu Thánh giá : “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. “ Đó là tuyên xưng Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi, đó là làm công việc của Chúa Ba Ngôi. Làm sao né tránh Mầu nhiệm nầy được ? Bỏ qua điều chính yếu, điều căn bản thì còn gì là niềm tin ki tô giáo ?
Phải chăng đây là điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói : “. . . họ không hiểu những gì chúng ta đang nói. . . vàhọ cần nghe những thông điệp đơn giản hơn về sự yêu thương, tha thứ và nhân từ, vốn là cốt lõi trong niềm tin của Công giáo…”
Quả thật, Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi thật đơn giản, thật gần gủi với cuộc sống, vì đó chính là niềm vui, là cuộc sống hạnh phúc, là sự yêu thương, tha thứ và nhân từ, vốn là cốt lõi trong niềm tin của Công giáo. Nhưng vì tôi không hiểu được như vậy, nên tôi chỉ có thể trình bày bằng thứ ngôn ngữ thuộc lòng, trừu tượng chẳng ai hiểu vì chính cũng không hiểu !
Lạy Chúa Thánh Thần xin sửa lại mọi sự trong ngoài của con để con cảm nghiệm và sống Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi để con có thể chia sẻ với anh chị em con.
Lm. Matthêô
Jos. Tinh Hoa CHIA SẺ VỚI CHA Phê-rô
Ngày xưa cách đây khoảng trên 60 năm tại quê hương gần với Hà-nội của tôi là giáo xứ Kẻ Vồi, hay Hà Hồi , việc học giáo lý ngày đó gọi là học Kinh, Bổn vào mùa Chay Thánh để tổ chức thi vào dịp lễ Phục Sinh,
các thành phần theo học từ nam , phụ lão, ấu đều có lớp học riêng ban tối tại nhà các vị Trùm, Quản của các Phiên (Họ đạo) trong giờ học, một người Trưởng tràng cầm sách đọc phần HỎI và những người khác thì cầm sách, hoạc không, thì đọc theo phần THƯA, cứ thế học cho khi nào gấp sách lại mà đều HỎI và THƯA được hết thì sang bài khác, mỗi bài là một đoạn trong sách Bổn gọi là "Thánh Giáo Yếu Lý" .Phần về Ba Ngôi Thiên Chúa thì sách dạy như sau :
HỎI Đức Chúa Lời có mấy ngôi ?
Thưa Đức Chúa Lời có ba ngôi, Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh Thần,
Hỏi Ngôi Nhất là Cha có phải Đức Chúa Lời chăng ? Thưa Phải.
Hỏi Ngội Hai là Con có phải Đức Chúa Lời chăng? Thưa phải.
Hỏi Ngôi Ba là Thánh Thần có phải Đức Chúa Lời chăng ? Thua phải.
Hỏi nếu vậy có ba Đức Chúa Lời chăng? Thưa chẳng có, vì ba ngôi cũng một tính, một phép, vậy Ba Ngôi cũng một Chúa mà thôi
Hỏi trong ba ngôi có ngôi nào hơn, ngôi nào kém chăng? Thưa ba ngội cùng bằng nhau v.v.
\Về các đoạn khác như Đoạn thứ 8 dạy về phép Hôn Phối, rồi Điều răn thứ bốn "Thảo kính cha mẹ" v. v rất lả thích ứng với mọi trình độ kiến thức, nhất là kiến thức bình dân
Con thấy rằng chẳng cần cầu kỳ cao siêu để giảng giải về Mầu nhiệm nữa, mà cứ làm như ngày xưa có khi lại phù hợp với phương pháp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trừ các trường hợp tại các lớp giáo lý cao cấp, trong dòng tu, chủng viện thì đã có chương trình riêng vế Thần học , triết học. . .
Đó là một vài cảm nghĩ thô thiển , xin được góp ý và chia sẻ với cha Phêrô quý mến của chúng con.
Jos. Tinh Hoa
MV-TT-Nam Hòa
,
Ngày xưa cách đây khoảng trên 60 năm tại quê hương gần với Hà-nội của tôi là giáo xứ Kẻ Vồi, hay Hà Hồi , việc học giáo lý ngày đó gọi là học Kinh, Bổn vào mùa Chay Thánh để tổ chức thi vào dịp lễ Phục Sinh,
các thành phần theo học từ nam , phụ lão, ấu đều có lớp học riêng ban tối tại nhà các vị Trùm, Quản của các Phiên (Họ đạo) trong giờ học, một người Trưởng tràng cầm sách đọc phần HỎI và những người khác thì cầm sách, hoạc không, thì đọc theo phần THƯA, cứ thế học cho khi nào gấp sách lại mà đều HỎI và THƯA được hết thì sang bài khác, mỗi bài là một đoạn trong sách Bổn gọi là "Thánh Giáo Yếu Lý" .Phần về Ba Ngôi Thiên Chúa thì sách dạy như sau :
HỎI Đức Chúa Lời có mấy ngôi ?
Thưa Đức Chúa Lời có ba ngôi, Ngôi Nhất là Cha, Ngôi Hai là Con, Ngôi Ba là Thánh Thần,
Hỏi Ngôi Nhất là Cha có phải Đức Chúa Lời chăng ? Thưa Phải.
Hỏi Ngội Hai là Con có phải Đức Chúa Lời chăng? Thưa phải.
Hỏi Ngôi Ba là Thánh Thần có phải Đức Chúa Lời chăng ? Thua phải.
Hỏi nếu vậy có ba Đức Chúa Lời chăng? Thưa chẳng có, vì ba ngôi cũng một tính, một phép, vậy Ba Ngôi cũng một Chúa mà thôi
Hỏi trong ba ngôi có ngôi nào hơn, ngôi nào kém chăng? Thưa ba ngội cùng bằng nhau v.v.
\Về các đoạn khác như Đoạn thứ 8 dạy về phép Hôn Phối, rồi Điều răn thứ bốn "Thảo kính cha mẹ" v. v rất lả thích ứng với mọi trình độ kiến thức, nhất là kiến thức bình dân
Con thấy rằng chẳng cần cầu kỳ cao siêu để giảng giải về Mầu nhiệm nữa, mà cứ làm như ngày xưa có khi lại phù hợp với phương pháp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trừ các trường hợp tại các lớp giáo lý cao cấp, trong dòng tu, chủng viện thì đã có chương trình riêng vế Thần học , triết học. . .
Đó là một vài cảm nghĩ thô thiển , xin được góp ý và chia sẻ với cha Phêrô quý mến của chúng con.
Jos. Tinh Hoa
MV-TT-Nam Hòa
,
Sinh hoạt Clb-ĐXT-Saigon 9-2013 với Ban ĐT-LT-TGP Sg
No comments:
Post a Comment